Cái tên Edward Snowden liên tục xuất hiện trên truyền thông thế giới những ngày qua. Bộ Tư pháp Mỹ vừa mở một cuộc điều tra hình sự về những gì anh ta tiết lộ trong khi nhóm phản gián và an ninh của Cơ quan An ninh quốc gia (NSA) mở cuộc truy lùng nhân vật này.

TIN BÀI KHÁC:

{keywords}
Ảnh: Business Insider/Wikimedia 


Các thông tin báo chí cho hay, Edward Snowden - cựu nhân viên CIA đã tiết lộ chương trình FRISM theo dõi người dùng Internet của Mỹ - vừa biến mất khỏi khách sạn ở Hongkong. Theo đài RTHK, Edward Snowden đã trả phòng tại khách sạn Mira hôm 10/6, một ngày sau khi công khai danh tính trên tờ báo Anh The Guardian. Không một ai biết người đàn ông 29 tuổi này đi đâu và hành động tiếp theo của anh ta là gì.

Thực hiện một trong những vụ tiết lộ tình báo lớn nhất trong lịch sử Mỹ, Snowden khẳng định với báo The Guardian rằng động cơ duy nhất của anh là muốn thông báo cho công chúng về "bộ máy giám sát khổng lồ".

"Tôi không muốn sống trong một thế giới mà mọi thứ tôi nói hay làm đều bị ghi lại", Snowden nói và bình luận thêm rằng anh ta không có cơ hội thoát khỏi bị bắt giữ.

"Nếu họ muốn bắt bạn thì bạn sẽ bắt được bạn thôi", Snowden nói về mạng lưới tình báo Mỹ.

Theo một phát ngôn viên của Văn phòng Giám đốc Tình báo quốc gia Mỹ, vụ việc đã được chuyển sang Bộ Tư pháp Mỹ và sẽ được điều tra theo hướng hình sự.

Trong cuộc họp báo ngày 10/6, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jay Carney đã được hỏi liệu chính phủ Mỹ có biết về nơi trú ẩn của Snowden hay không. Tuy nhiên, ông Carney từ chối bình luận.

Snowden đã đi trốn sau khi lấy trộm các tài liệu mật của Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ ra khỏi cơ sở ở Hawaii, Snowden đến Hongkong ngày 20/5. Với hộ chiếu bình thường, một công dân Mỹ có thể lưu lại đây 90 ngày.

Việc Snowden chọn Hongkong làm nơi trú ẩn đã làm nổ ra rất nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng, vì hiệp ước dẫn độ giữa Mỹ và Hongkong đã có từ lâu nên nơi đây có thể không phải là lựa chọn tốt nhất. Nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng đây là một hành động thông minh.

"Có ít nhất một lý do: Hệ thống tị nạn của Hongkong hiện nay đang bị rơi vào tình trạng lấp lửng nên Snowden có thể khai thác một kẽ hở và tận dụng một khoảng thời quý giá".

Hồi tháng 3, Tòa án Tối cao Hongkong ra phán quyết rằng đặc khu này sẽ không cho dẫn độ bất cứ ai cho đến khi có một thủ tục mới về đánh giá lại các yêu cầu dẫn độ. Điều này có nghĩa là nếu Snowden bị bắt và Mỹ đòi dẫn độ anh ta thì đó sẽ là một tiến trình rất dài.

Thanh Hảo (Theo BI, BBC)