Mưa to gió lớn đang tràn qua các khu vực khắp Trung Quốc, gây ra nhiều thảm họa như đất lở, cầu cống và nhà cửa sập khiến hàng chục người chết và mất tích.

TIN BÀI LIÊN QUAN:
Lở đất kinh hoàng ở Tứ Xuyên, hàng chục người chết
Trung Quốc, Triều Tiên nảy sinh bất đồng mới

Dân Trung Quốc bì bõm trong biển ô nhiễm tránh nóng

Một vụ lở đất ở làng Sanxi, thị trấn Zhongxing thuộc thành phố Dujiangyan đã san phẳng 11 ngôi nhà, gây thương vong lớn. Các nhân viên cứu hộ từ Thành Đô cách đó 48km đã tới hiện trường để cứu hộ và cứu trợ.

{keywords}

Một lính cứu hỏa cho biết, mưa không ngớt và địa hình khu vực toàn bùn lầy, đất đá khiến cho nỗ lực cứu hộ càng khó khăn. Theo nguồn tin này, khoảng 300 cư dân địa phương đã được di chuyển tới nơi an toàn.

Trong khi đó, Tân Hoa xã cho hay, hơn 2.000 người bị kẹt trong một đường hầm cao tốc nối Dujiangyan và Wenchuan đã được cứu thoát. Đường hầm này bị đất lở lấp kín.

{keywords}

Dujiangyan là một trong những khu vực chịu tác động nặng nề nhất của trận động đất Văn Xuyên năm 2008.

Guo Huadong, Giám đốc Trung tâm Quan sát Trái đất thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc cho hay, nhiều khả năng trận lở đất này liên quan tới trận động đất trước kia và sự bất ổn địa chất trong khu vực.

{keywords}

Ở Jiangyou, Tứ Xuyên, số người mất tích sau khi một cây cầu bị lũ đánh sập đã lên tới 12, chưa kể 6 phương tiện bị cuốn đi mất tích.

Yang Yanming, một quan chức thuộc chính quyền Jiangyou, cho biết, số nạn nhân có thể còn tăng khi các hoạt động cứu hộ tiếp tục.

{keywords}

Cầu Panjiang mới được đưa vào sử dụng cách đây vài ngày và đang trong quá trình gia cố sau trận động đất năm 2008. Sự việc này đã khiến dư luận hướng sự chú ý vào vai trò của các quan chức địa phương trong việc xây dựng cầu.

{keywords}

"Mưa bão đã khiến nước sông Panjing chảy xiết, tạo thành dòng nước lũ 6.600 m3/giây, chưa từng có trong 50 năm qua. Bên cạnh đó, lũ còn mang theo nhiều bùn đất làm sập lở các cây cầu", Yang Yanming cho hay.

Để tránh thêm thiệt hại, theo quan chức Yang, chính quyền địa phương đã cử các chuyên gia đi kiểm tra độ an toàn và tình trạng của tất cả các cầu cống ở địa phương.

{keywords}

Trước đó ở Tứ Xuyên đã có 2 cây cầu khác bị sập do lũ lụt, Tân Hoa xã cho hay.

Cũng theo Tân Hoa xã, ở các nơi khác thuộc Trung Quốc, có tới 20 khu vực cấp tỉnh và khoảng 6 triệu người bị ảnh hưởng bởi mưa giông.

{keywords}

Một trận bão ở Shouyang thuộc tỉnh Sơn Tây đã làm sập một ngôi nhà tạm khiến 12 người thiệt mạng. Còn ở Suijiang thuộc tỉnh Vân Nam, mưa lũ do bão gây ra đã cướp mạng sống của 4 người và làm ảnh hưởng đến cuộc sống của khoảng 7.000 cư dân.

{keywords}

Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc (NMC) đã ban hành một cảnh báo bão ở mức thấp nhất trong ngày 10/7. Một quan chức MNC cho biết, khoảng 6 tỉnh Trung Quốc sẽ bị giông bão trong hôm nay và kêu gọi các nhà chức trách địa phương áp dụng các biện pháp để phòng tránh thảm họa.

{keywords}

"So với các năm trước, mùa lũ năm nay ở Trung Quốc dài hơn và mạnh hơn. Thậm chí ở một số nơi như Hà Bắc và Thiểm Tây vốn được coi là khô ráo cũng chịu mưa giông nặng nề. Sự thay đổi khí hậu bất thường này cho thấy Trung Quốc đang bị ảnh hưởng bởi ấm nóng toàn cầu", Mu Jianxin, một nhà nghiên cứu tại Ban Tưới tiêu thuộc Viện Các nguồn nước và Nghiên cứu Thủy điện Trung Quốc, nhận xét.

Theo chuyên gia Mu, nhiệt độ trung bình ở Trung Quốc đã tăng hơn 2 độ C kể từ những năm 1950.

Thanh Hảo (Theo Global Times, THX)