Những vụ chìm tàu ngầm cho dù tìm ra lời giải đáp hay không vẫn là một cơn ác mộng ám ảnh mọi hải quân. Tuy nhiên, trong những thảm họa đấy cũng có không ít kỳ tích được tạo nên.

TIN BÀI LIÊN QUAN

Bí ẩn không lời giải đáp về tàu Scorpion - Mỹ

{keywords}
Tàu ngầm Scorpion của Mỹ

Ngày 15/2/1968, tàu Scorpion rời Nortfolk, bang Virginia để tham gia tập trận ở Địa Trung Hải. Nga. Ngày 21/5, mọi chuyện vẫn ổn. Con tàu cho biết vị trí của mình khi đó cách nam Azores khoảng 81km. Ngày 22/5, tàu vỡ tan thành từng mảnh nằm dưới độ sâu 3.048m. 99 người trong thủy thủ đoàn thiệt mạng.

Không ai biết chắc là chuyện gì đã xảy ra, ít nhất là cũng không ai dám nói về nguyên nhân khiến con tàu gặp nạn một cách công khai. Những giả thiết đưa ra rất nhiều, từ vấn đề cơ học của con tàu cho tới những bí mật khó hiểu.

Hải quân Mỹ không hề nghĩ tàu gặp nạn mãi cho tới ngày 27/5, khi mà tàu không thể trở về Norfolk như lịch định. Công cuộc tìm kiếm bắt đầu, và Scorpion chỉ được công bố là 'có thể mất tích' vào ngày 5/6. Không ai biết vị trí con tàu ở đâu.

Đến cuối tháng Mười, một tàu nghiên cứu của Hải quân Mỹ có thiết bị dò tìm gắn camera mới định vị được nơi con tàu xấu số nằm lại. Vị trí con tàu cách phía tây nam Azores 644km. Mặc dù việc điều tra hết sức cặn kẽ, nhưng không ai biết được nguyên nhân vì sao tàu chìm.

Một cuộc điều tra ban đầu kết luận rằng: nguyên nhân khả dĩ nhất có thể là tàu đã vô tình phóng ngư lôi và ngư lôi đã quay một vòng trở lại đâm chính mục tiêu là con tàu. Một cuộc điều tra sau đó lại cho rằng khối pin khổng lồ có thể đã phát nổ, gây nên thảm họa.

Các báo cáo về tàu Scorpion sau đó đã được giải mật năm 1993, nhưng phần lớn thông tin vẫn được giấu kín. Một số người đưa ra giả thiết khác về vụ tai nạn, trong đó có cả khả năng một vụ va chạm với tàu ngầm Liên Xô. Quan điểm chính thức của Hải quân Mỹ về việc này là không có bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết vừa nêu.

Trừ khi các mảnh vỡ của con tàu được nghiên cứu chi tiết, còn không thì không ai biết được sự thật về tàu Scorpion xấu số.

Tàu USS Thresher (SSN-593) - Mỹ: Cái chết kinh hoàng

{keywords}
Tàu Thresher khi chưa gặp nạn

USS Thresher là tàu đứng đầu trong đội ngũ các tàu ngầm tấn công chạy bằng hạt nhân của Hải quân Mỹ. Con tàu bị chìm trong quá trình thử nghiệm độ sâu ở Bắc Đại Tây Dương cách phía đông Boston khoảng 220 dặm vào ngày 10/4/1963 là một sự kiện bước ngoặt cho Hải quân Mỹ.

Sau sự kiện này, Mỹ đã đưa vào hoàn tất một chương trình an toàn quan trọng trên tàu ngầm, còn gọi là SUBSAFE. Dựa trên số người thiệt mạng, bối cảnh lịch sử và tính chất quan trọng thì vụ tàu Thresher khi đó và cho tới bây giờ vẫn là thảm họa tàu ngầm tồi tệ nhất trong lịch sử. Là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên 'tử nạn' dưới biển, tai họa đối với Thresher đã khiến cả thế giới sốc và đồng cảm.

Vào lúc 9h18' sáng ngày 10/4/1963, các thiết bị cảm âm bên ngoài tàu cứu hộ Skylark - tàu hộ tống tàu ngầm tấn công hạt nhân Thresher - nghe thấy một âm thanh rợn người "như tiếng gió rít qua khe sắt", và con tàu Thresher không còn nữa. Các thử nghiệm khả năng lặn sâu dưới lòng biển ở phía đông nam Cape Cod, Massachusetts, đã trở thành một thảm họa và toàn bộ 129 thủ thủ trên tàu bỏ mạng dưới đáy biển sâu 2560.

{keywords}
Những mảnh vỡ của tàu Thresher dưới đáy biển

Năm phút trước khi phát nổ, Thresher phát đi tín hiệu cho biết họ có một số vấn đề nhỏ. Skylark nhận được một số tín hiệu rời rạc, không thành tiếng, sau đó là im bặt. Một lúc sau đó, tàu Skylark nghe được những âm thanh ghê rợ từ con tàu đang vỡ ra từng mảnh và nổ tung. 

Theo các nghiên cứu của quân đội Mỹ, khả năng có thể nhất là đường ống chung trong một hệ thống nước biển đã bị đứt gãy trong phòng động cơ. Bọt nước tung ra khiến cho điện bị cắt và tự động buộc lò phản ứng hạt nhân phải ngừng hoạt động.

Khi tai nạn xảy ra, tàu Thresher gần đạt tới độ sâu tối đa thử nghiệm, tức là khoảng 396m. Hầu hết tàu ngầm được xây dựng phải đủ khả năng sống sót khi đạt tới 'độ sâu sống còn'. Tuy nhiên, lò phản ứng của Thresher đã không có đủ năng lượng để ngăn con tàu chìm xuống đáy biển.

Khi tàu chìm, tất cả mọi người trong đó đều nghe thấy tiếng đường ống và máy móc gãy, vỡ. Họ có thể đã phải chứng kiến cảnh thân tàu vỡ toang và trĩu xuống cho tới khi hoàn toàn bị sức nước 'hạ gục'. Tất cả sinh mạng đều bị cướp đi chỉ trong vòng vài giây.

Squalus: Cuộc giải cứu ngoạn mục nhất trong lịch sử

{keywords}
Tàu ngầm Squalus sau khi được trục vớt

Rạng sáng ngày 23/5/1939, 33 thủy thủ bị kẹt trong vùng biển lạnh giá ven biển New Hampshire ở độ sâu 74m dưới mực nước biển, trong một chiếc tàu ngầm bị tê liệt, ngập một nửa bên trong. Tàu Squalus đã gặp nạn. Ướt, lạnh và thiếu oxy, các thủy thủ nặng trĩu nỗi thất vọng vì hiểu rằng chưa từng có ai sống sót được trong điều kiện này. Và 26 người khi đó gần như sắp chết.

Squalus đã chạy rất ổn khi thử nghiệm ban đầu. 18 lần thử trước diễn ra êm xuôi, nhưng lần thứ 19 thì lại gặp hạn. Một van thông hơi đáng ra đã phải đóng, nhưng lại bị mở do lỗi thiết bị hoặc do sơ suất. Khi tàu Squalus bắt đầu dìm xuống, nước tràn vào các ngăn kín phía đuôi, khiến một nửa số thủy thủ thiệt mạng và làm tàu chìm.

Những người sống sót phát đi phao cứu đắm và bom khói. Sau đó họ chờ đợi, và mòn mỏi hy vọng có ai đó phát hiện ra. Năm giờ sau đó, tàu mẹ của Squalus là Sculpin tới và hành trình giải cứu ngoạn mục bắt đầu.

Để giải cứu Squalus, một thiết bị mới là Khoang cứu hộ McCann được đưa vào sử dụng. Thiết bị này nối cửa hầm tàu ngầm bị hỏng và đưa những người còn sống lên mặt nước. Sau bốn chuyến chuyên chở, mọi thủy thủ đều được cứu hộ. Với nỗ lực giải cứu theo kiểu này lần đầu tiên được áp dụng, vụ việc tàu Squalus sau đó được gọi là 'vụ giải cứu tàu ngầm ngoạn mục nhất trong lịch sử'.  

Sau khi cứu hộ, tàu Squalus được đưa về đại tu, và thậm chí còn tham gia chiến đấu suốt Thế Chiến II một cách an toàn. Những thủy thủ được giải cứu đều đồng lòng trở về tàu để tiếp tục làm nhiệm vụ.

Lê Thu (theo N.G.)

(Còn tiếp)