Tâm trạng tức giận của những người biểu
tình ở Tunisia đã lên tới đỉnh điểm khi có thông tin rằng vợ của cựu Tổng thống,
bà Leila Trabelsi, đã "cuỗm" 1,5 tấn vàng từ Ngân hàng Trung ương lên chiếc máy
bay chở bà cùng gia đình tới Dubai.
Osin trúng số 100 tỷ đồng
Mỹ - Trung sẽ không bắt tay chia đôi thế giới
Trung Quốc hiện đại hóa quân đội như thế nào?
Các quan chức tình báo ở Paris cho tờ báo Pháp Le Monde hay, bà Trabelsi đã tới
thăm ngân hàng này hồi tháng trước, khi các phong trào biểu tình còn đang tập
trung lực lượng. Bà đã chỉ thị cho thống đốc phải xuất một lượng vàng trị giá 60
triệu USD. Lúc đầu, ông thống đốc không đồng ý nhưng sự can thiệp của cá nhân
cựu Tổng thống đã khiến ông phải khuất phục.
Cáo buộc trên bị Ngân hàng Trung ương Tunisia bác bỏ.
Ba ngày sau khi Zine al-Abidine Ben Ali bị hạ bệ khỏi ghế Tổng thống sau 23 năm
tại vị, người biểu tình Tunisia lại trở lại các đường phố ở Tunis đòi loại nốt
những người trung thành với chế độ cũ khỏi các vị trí trong chính phủ.
Leila Trabelsi được cho là
đã mang 1,5 tấn vàng khỏi Ngân hàng Trung ương Tunisia. (Ảnh: EPA)
Họ tập trung ở Quảng trường Độc lập của thủ đô, thách thức các luật khẩn cấp cấm
dân chúng tụ tập, trong một nỗ lực nhằm hoàn tất công việc mà họ đã bắt đầu từ
14/1 khi buộc ông Ali phải rời bỏ đất nước.
Mỹ - Trung sẽ không bắt tay chia đôi thế giới
Trung Quốc hiện đại hóa quân đội như thế nào?
Leila Trabelsi được cho là đã mang 1,5 tấn vàng khỏi Ngân hàng Trung ương Tunisia. (Ảnh: EPA) |
Trong vài ngày qua, người Tunisia đã xả giận bằng
cướp bóc và đốt phá các biệt thự Trabelsi trên khắp cả nước. Imed Trabelsi, một
trong những thành viên khét tiếng nhất của cái mà người Tunisia gọi là "Gia đình",
đã bị đâm chết hồi cuối tuần trước.
Tuy nhiên, với nội các mới, đặc biệt là nhiều vị trí cấp cao vẫn nằm trong tay các thành viên thuộc đảng cầm quyền của Ben Ali (RDC) nên người Tunisia vẫn chưa chấp nhận.
Moncef Marzouki, một trong các lãnh
đạo đối lập ở Tunisia, gọi chính phủ thống nhất là "trò bịp".
"Tunisia xứng đáng nhiều hơn thế", ông này nói. "90 người chết và 4
tuần cách mạng thực sự chỉ để đạt tới kết quả này sao? Một chính phủ
thống nhất chỉ là trên danh nghĩa, bởi vì thực tế nó bao gồm toàn
các thành viên RCD".
Niềm hân hoan trước sự ra đi của ông Ben Ali đã nhường chỗ cho sự lo
ngại về tương lai khi nhiều người Tunisia e sợ những người trung
thành với vị cựu Toognr thống sẽ vẫn tiếp tục chế độ mà ông này đã
tạo ra.
Những người biểu tình ở Quảng trường Độc lập cho biết họ chưa hài
lòng chừng nào các quan chức của RCD, từ Thủ tướng tới Tổng thống
tạm quyền, rời bỏ vị trí của họ.
Tunis đã trải qua những ngày bạo loạn với nổ súng, cướp bóc và đốt
phá. Trước cảnh hỗn mang, người dân tại một số nơi đã tự trang
bị cho mình gậy gộc để đề phòng nạn cướp bóc.
Hiện đất nước Tunisia vẫn ở trong tình trạng khẩn cấp và
rất ít hoạt động kinh tế. Trường học, văn phòng chính phủ
và cửa hàng phần lớn đều đóng cửa.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi ban lãnh đạo mới
của Tunisia khôi phục trật tự và đưa ra các cải cách kinh tế
và chính trị rộng khắp.
Ông Ben Ali, người từng cầm quyền
23 năm, đã bỏ trốn sang Ảrập Xêút hôm 14/1 sau một tháng
người dân trong nước biểu tình ở khắp nơi để phản đối tình
trạng thất nghiệp, giá cả leo thang và tham nhũng. Hàng
chục người chết khi cảnh sát nổ súng dẹp các đám biểu
tình.
Thanh Hảo (Theo BBC, Telegraph)