Hiện nay, 31,5% dân số trên toàn thế giới đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19. Nhưng ngay cả khi đã được tiêm phòng, bạn vẫn có thể nhiễm bệnh vì không có loại vắc xin nào hiệu quả 100%.
Chỉ 2 tuần sau liều thứ 2, bạn sẽ có được khả năng bảo vệ ở mức cao nhất.
Ảnh minh họa: Sky
Các chuyên gia đánh giá ngay cả khi bạn không may mắc phải Covid-19 sau khi tiêm đủ 2 mũi thì các triệu chứng sẽ ít nghiêm trọng hơn. Các loại vắc xin đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ trở nặng và tử vong.
Một nghiên cứu cho thấy, khoảng 0,2% dân số (1/500 người) bị nhiễm Covid-19 sau khi tiêm chủng.
Các nhà khoa học Vassilios Vassiliou, Ciaran Grafton-Clarke và Ranu Baral đã chia sẻ 4 yếu tố khiến một người đã tiêm vắc xin có nguy cơ nhiễm Covid-19:
Loại vắc xin
Trên thế giới có nhiều loại vắc xin Covid-19 khác nhau, tất cả đều nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ của người đã tiêm phòng so với những người khác.
Các thử nghiệm lâm sàng kết luận vắc xin Moderna làm giảm 94% nguy cơ mắc bệnh Covid-19 có triệu chứng, chỉ số này ở vắc xin Pfizer là 95%.
Vắc xin Johnson & Johnson và AstraZeneca hoạt động kém hơn, làm giảm nguy cơ này tương ứng khoảng 66% và 70%. Tuy nhiên, khả năng bảo vệ do vắc xin AstraZeneca cung cấp tăng lên 81% nếu khoảng cách giữa các liều dài hơn.
Thời gian sau tiêm
Bạn nhận được khả năng bảo vệ tốt nhất 2 tuần sau khi tiêm mũi thứ 2. Một số nghiên cứu đã đưa ra nhận định hiệu quả có khả năng giảm dần theo thời gian. Đó là lý do khoảng 10 nước đang có kế hoạch tiến hành mũi tiêm nhắc lại sau 6-8 tháng.
Các chuyên gia cho biết: "Nghiên cứu ban đầu cho thấy khả năng bảo vệ của vắc xin Pfizer sẽ giảm dần trong 6 tháng sau khi tiêm chủng. Một báo cáo khác từ Israel cũng thể hiện điều đó. Còn quá sớm để biết điều gì sẽ xảy ra với hiệu quả của vắc xin sau 6 tháng, nhưng có nguy cơ sẽ giảm thêm".
3. Các biến thể
Khi lưu hành lâu, virus sẽ đột biến - điều này hoàn toàn bình thường. Một số biến thể của virus SARS-CoV-2 như Alpha và Delta lan truyền dễ dàng hơn trong cộng đồng.
Khi đối mặt với biến thể Alpha, dữ liệu ghi nhận 2 liều vắc xin Pfizer có khả năng bảo vệ kém hơn một chút, giảm 93% nguy cơ mắc các triệu chứng Covid-19. Đối với biến thể Delta, mức độ bảo vệ giảm hơn nữa, xuống còn 88%.
Sau khoảng 4-5 tháng, chỉ số trên còn 77%.
4. Hệ miễn dịch
Lý do người già và có bệnh nền nằm trong nhóm ưu tiên được tiêm vắc xin Covid-19 đầu tiên bởi họ thường có hệ miễn dịch suy yếu.
Các chuyên gia giải thích: "Nguy cơ sẽ phụ thuộc vào mức độ miễn dịch của chính bạn và các yếu tố cụ thể khác. Chẳng hạn như khả năng tiếp xúc của bạn với virus, điều này tùy thuộc vào công việc của bạn".
"Khả năng miễn dịch thường giảm theo tuổi. Bệnh mạn tính cũng làm giảm phản ứng của chúng ta với việc vắc xin. Do đó, những người lớn tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch bị tổn hại thường có mức độ bảo vệ từ vắc xin chống lại Covid-19 thấp hơn hoặc suy yếu nhanh hơn".
Nhóm đối tượng ưu tiên đã tiêm chủng vào 8 tháng trước. Vì vậy hiệu quả của vắc xin đã suy yếu khiến họ dễ bị Covid-19 hơn.
>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất
An Yên (Theo Lancet, Conversation)
Hiệu quả vắc xin Pfizer và AstraZeneca phai dần như thế nào?
Dưới đây là các biểu đồ cho thấy hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc Covid-19 hoặc giúp bệnh ít trở nặng và tử vong.