- Cứ mỗi dịp tụ tập với bạn, anh Sinh thường hay ăn các món chế biến từ nội tạng heo. Có tuần dùng món này tới 6 lần.

Bản thân mắc bệnh béo phì, tăng huyết áp, nhưng anh Sinh (tên được thay đổi, 34 tuổi, ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM) rất thích ăn nội tạng heo.

Đó cũng là món ăn anh hay chọn khi tụ tập cùng bạn bè. Có tuần anh ăn các món chế biến từ nội tạng heo 5 - 6 lần.

Một năm trở lại đây, anh Sinh bắt đầu có những biểu hiện sưng đau, đỏ nóng khớp ngón chân trái. Khi đi khám, anh được chẩn đoán mắc Gout.

Dùng hết đợt thuốc đầu tiên, thấy các triệu chứng của bệnh giảm đi, anh Sinh đã ngưng dùng thuốc. Những khi xuất hiện lại triệu chứng cũ, anh ra tiệm thuốc tây mua thuốc giảm đau uống.

{keywords}
Nguyên nhân bệnh gout xuất phát từ lối sống và nhiều chất đạm, lười vận động

Khi thấy cả bàn chân trái của sưng to, tấy đỏ không đi lại được kèm theo đi tiêu phân đen sệt, ói ra máu, người nhà mới vội vàng đưa anh tới bệnh viện cấp cứu.

Qua thăm khám, bác sĩ chẩn đoán anh bị xuất huyết tiêu hóa trên do loét dạ dày kèm đợt cấp viêm khớp gout mạn.

Lúc này, người bệnh mới thừa nhận rằng ngoài việc ngưng dùng thuốc, anh vẫn thường xuyên dùng các món ăn có nhiều đạm và ít khi hoạt động trong thời gian dài.

Kết quả xét nghiệm máu cho thấy tình trạng thiếu máu nặng, axit uric máu tăng cao kèm suy thận cấp. Người đàn ông 34 tuổi được truyền máu cấp cứu và nội soi dạ dày điều trị loét.

Anh Bình (tên được thay đổi, 39 tuổi, quê An Giang) thường xuyên bị đau nhức khớp. Khi tới khám, anh được chẩn đoán mắc bệnh gout.

Tuy nhiên, do thấy cơ thể mình gầy, trong khi bệnh gout là “bệnh nhà giàu”, chỉ gặp ở những người béo phì nên anh nghĩ đó chỉ là đau khớp thông thường. Lúc bị sưng đau, anh ra tiệm thuốc mua uống.

Cách đây không lâu, anh nghe người quen giới thiệu thuốc trị khớp gia truyền rất hiệu từ Campuchia nên mua về sử dụng.

Tới khi thấy sưng đau khớp, nóng đỏ cổ chân, ngón cái chân, khớp gối 2 bên và không đi lại được, anh mới vội vàng tới bệnh viện.

Bác sĩ nhận định bệnh gout của anh đã tiến triển giai đoạn nặng do nhiều khớp đã biến dạng kèm theo biến chứng của việc lạm dụng thuốc có chứa corticoids gây bầm máu tay chân, suy thận, loãng xương.

Theo các bác sĩ, việc người bị bệnh gout xem nhẹ bệnh, không tuân thu chỉ định điều trị của bác sĩ hoặc tự ý dùng thuốc gây hậu quả nghiêm trọng, khiến tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

Gầy như que củi vẫn mắc bệnh của người giàu

Gầy như que củi vẫn mắc bệnh của người giàu

Không chỉ có người béo phì, thừa cân, lười vận động mà ngay cả những người gầy như que củi vẫn có thể mắc căn bệnh của người giàu.

Di truyền: yếu tố hàng đầu gây bệnh gout

Di truyền: yếu tố hàng đầu gây bệnh gout

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh gout như bẩm sinh, di truyền (cơ địa), tăng acid uric máu thứ phát…trong đó, yếu tố cơ địa (di truyền) là nguyên nhân hay gặp nhất trong bệnh gout. 

Suy giảm chức năng thận tăng nguy cơ bệnh gout

Suy giảm chức năng thận tăng nguy cơ bệnh gout

Thận là bộ lọc chính của cơ thể giúp lọc hết các chất cặn bã trong máu. Do đó, những tác động làm suy giảm chức năng thận là căn nguyên chính hình thành nhiều bệnh lý nguy hiểm trong đó có gout và suy giảm chức năng sinh lý.

Con nhà giàu lại thiếu sắt, thiếu máu

Con nhà giàu lại thiếu sắt, thiếu máu

Nhiều người có điều kiện giật mình khi nhận được kết quả con bị thiếu máu, thiếu sắt.

Những người nào dễ bị thoái hóa cột sống?

Những người nào dễ bị thoái hóa cột sống?

Số người dưới 45 tuổi bị thoái hóa cột sống ngày càng tăng và không còn là căn bệnh của tuổi già như quan niệm trước đây.

Vì sao trẻ nhập viện vì xuất huyết não, hôn mê?

Vì sao trẻ nhập viện vì xuất huyết não, hôn mê?

BV Nhi TƯ liên tục tiếp nhận 3 bệnh nhi bị xuất huyết não, hôn mê li bì từ tuyến dưới chuyển lên.

Văn Đức