- Là người Hà Nội, bệnh nhân vẫn tin vào bác sĩ Google, bôi nước mắm chữa ung thư, số khác đắp lá, cao để hút... khối u.

Bác sĩ kể những ngày cuối của hotgirl Hải Phòng 26 tuổi qua đời vì ung thư dạ dày

Nữ sinh Ngoại thương mắc ung thư thức tỉnh người trẻ: ‘Hãy rời xa điện thoại’

Theo số liệu WHO 2018, ung thư vú vẫn là ung thư phổ biến nhất ở nữ giới Việt Nam, mỗi năm có trên 15.000 ca mắc mới. Tiên lượng điều trị ung thư vú tốt hơn hẳn các loại ung thư khác, tuy nhiên có không ít bệnh nhân tin theo các phương pháp truyền miệng, tin theo “bác sĩ Google”, làm lỡ cơ hội điều trị.

Vú chảy mủ vì đắp lá

BS Đỗ Huyền Nga, Phó trưởng khoa Nội 1, BV K cho biết, mới đây khoa tiếp nhận bệnh nhân Hoàng Thị T. (51 tuổi, dân tộc Tày, Bắc Quang, Hà Giang) trong tình trạng khối u ở vú trái vỡ loét lan rộng, tế bào ung thư đã di căn vào phổi, không thể phẫu thuật.

Hiện tại bệnh nhân đã điều trị hoá chất 4 lần với mục đích kéo dài thêm được ngày nào hay ngày đó.

Bệnh nhân chia sẻ, bản thân tự sờ nắn thấy khối u ở vú cách đây 1 năm nhưng không đi khám mà nghe thời lời mách bảo của người thân, tự đi mua lá của thầy lang về đắp. Tuy nhiên khối u không tan đi mà cứ ngày càng to thêm, căng phồng, đỏ, đau nhói. 

{keywords}
Bệnh nhân ung thư vú lở loét vì đắp lá


Tại khoa Nội 5, BV K cũng thường xuyên gặp các bệnh nhân tự ý đắp lá, cao chữa ung thư vú. TS Lê Thanh Đức, Trưởng khoa Nội 5 cho biết, hầu hết các trường hợp này là bệnh nhân ở vùng sâu, vùng nông thôn nghe truyền miệng nhưng cũng có nhiều bệnh nhân thành thị tự tra Google, đọc các bài chia sẻ trên Facebook rồi quyết định không phẫu thuật, không hoá trị, xoay sang điều trị bằng các phương pháp không chính thống.

Phổ biến nhất là bệnh nhân tự đắp lá, đắp cao để hút... khối u, một số người bôi nước mắm, trong đó có cả bệnh nhân người Hà Nội.

“Đây là điều hết sức dại dột, vì đó là những thông tin không được ai kiểm chứng. Nếu đúng bác sĩ chuyên khoa không ai nói như vậy. Một số loại cao quá nóng sẽ kích thích tế bào ung thư phát triển mạnh hơn”, TS Đức thông tin.

Theo TS Đức, việc mù quáng tin theo các phương pháp chữa ung thư truyền miệng đã khiến người bệnh lỡ đi cơ hội vàng để điều trị ngay khi khối u chưa di căn.

Hầu hết bệnh nhân tự chữa ung thư vú tại nhà nhập viện trong tình trạng vú căng đỏ, to như trái bưởi, nhiều người vỡ loét, chảy mủ, hạch nách sưng to, lúc này ung thư đã phát triển đến giai đoạn cuối, di căn lên phổi, gan, xương, thời gian sống tối đa chỉ còn 1,5-3 năm.

Ung thư vú vẫn sinh con bình thường

BS Đỗ Huyền Nga cho hay, để phát hiện sớm ung thư vú, cách đơn giản nhất là phụ nữ tự sờ, khám vú thường xuyên, thời điểm tốt nhất là sau kỳ kinh 7 ngày khi tuyến vú mềm nhất.

Bác sĩ cũng khuyên phụ nữ sau 50 tuổi nên định kỳ tầm soát vú, chụp x-quang tuyến vú 1 năm/lần, những trường hợp có nguy cơ cao khi trong gia đình có bố mẹ, mắc ung thư vú hoặc các ung thư khác cần đi tầm soát sớm hơn.

Theo BS Nga, khoảng 10 năm trở lại đây, tỉ lệ người bệnh ung thư vú đến viện ở giai đoạn sớm T1-T2 đã tăng lên, tuy nhiên tỉ lệ đến muộn vẫn rất cao, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Lúc này việc can thiệp rất hạn chế, trong khi nếu đến kịp thời, điều trị đúng phương pháp, ung thư có thể lui hoàn toàn, cơ hội sống đến 10 năm, 15 năm hay 25 năm rất cao.

Thực tế, vẫn có rất nhiều bệnh nhân ung thư vú sau điều trị vẫn lập gia đình và có con bình thường.

BS Nga cho biết, với các bệnh nhân mắc ung thư vú, lui bệnh sau 5 năm đã được coi là khỏi vì khi đó nguy cơ phát bệnh bằng người bình thường.

So với các ung thư khác, tỉ lệ chữa khỏi ung thư vú cao hơn hẳn, tại Việt Nam khoảng 70%. Để điều trị hiệu quả, trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tuân thủ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý dùng các loại thuốc, lá, cao chưa được kiểm chứng để uống, đắp.

BS Nga cũng lưu ý, trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư vú cần duy trì chế độ sinh hoạt tích cực, vận động thể dục thể thao thường xuyên, không kiêng khem. Nhiều bệnh nhân ung thư vú vẫn vừa điều trị vừa đi làm bình thường.

“Tuy nhiên khuyến cáo trong và sau quá trình điều trị, bệnh nhân cần kiểm soát cân nặng, việc tăng cân sẽ khiến nguy cơ bệnh tái phát cao hơn”, BS Nga nhấn mạnh.

Với các trường hợp muốn sinh con, theo khuyến cáo có thể mang bầu sau điều trị từ 6 tháng -1 năm do cơ thể cần thời gian nhất định để phục hồi. Tuy nhiên để lựa chọn thời điểm thích hợp nhất có thai, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để tư vấn.

Thúy Hạnh

Nhận tạng hiến từ người phụ nữ, 3 người đều chết vì 'lây' ung thư vú

Nhận tạng hiến từ người phụ nữ, 3 người đều chết vì 'lây' ung thư vú

Sau khi nhận tạng hiến từ một người phụ nữ chết vì đột quỵ ở tuổi 53, đã có 3 người tử vong vì cùng một nguyên nhân: ung thư vú.

Cô gái 23 tuổi bị ung thư vú vì thường xuyên uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Cô gái 23 tuổi bị ung thư vú vì thường xuyên uống thuốc tránh thai khẩn cấp

Thanh Thanh gào khóc và hỏi bác sĩ: “Ung thư vú thường là căn bệnh của phụ nữ tuổi trung niên, tôi chỉ mới 23 tuổi, tại sao lại mắc?”

Phụ nữ thường xuyên làm việc này dễ bị ung thư vú hơn

Phụ nữ thường xuyên làm việc này dễ bị ung thư vú hơn

Phụ nữ thường xuyên nhuộm tóc có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người khác, một nghiên cứu mới cho biết.

4 thói xấu gây ung thư vú chị em không ngờ tới

4 thói xấu gây ung thư vú chị em không ngờ tới

Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 11.000 ca mắc ung thư vú. Nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh này lại bắt nguồn từ những thói quen xấu hàng ngày.

Bị ung thư vú có phải cắt bỏ ngực?

Bị ung thư vú có phải cắt bỏ ngực?

Bác sĩ See Hui Ti từ Trung tâm Ung thư Parkway đã giải đáp cho điều phụ nữ hay lo sợ.