Cũng theo CDC Hà Nội, trong số 5.102 ca Covid-19 mắc mới có 1.518 ca cộng đồng và 3.584 F0 đã cách ly.

Các bệnh nhân phân bố tại 471 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày là Hoài Đức (330), Nam Từ Liêm (315), Sóc Sơn (306), Bắc Từ Liêm (292), Long Biên (221), Chương Mỹ (217), Hai Bà Trưng (190), Thạch Thất (188), Hà Đông (175), Thanh Trì (174), Đống Đa (174). Như vậy, số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) đến nay là 201.518 trường hợp.

Theo Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, tính đến ngày 19/2, Hà Nội có hơn 800 ca nặng và nguy kịch. Trong số nặng nguy kịch, có 705 ca thở oxy mask và kính (tăng 27,9% so với trung bình 7 ngày trước), 46 ca thở máy không xâm lấn (tăng 120% so với trung bình 7 ngày trước), 19 ca thở HFNC, 36 ca thở máy xâm lấn, 2 lọc máu, 1 can thiệp ECMO.

Trước số ca mắc tang cao, mới đây, chính quyền Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng tiếp tục rà soát, vận động và tổ chức tiêm vắc xin cho người thuộc nhóm nguy cơ, hộ gia đình có người thuộc nhóm nguy cơ, các trường hợp trong độ tuổi nhưng chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ liều, người từ chối tiêm.

Đồng thời, lãnh đạo Hà Nội cũng yêu cầu tiếp tục rà soát kỹ người trên 50 tuổi, người có bệnh lý nền, người có nguy cơ cao không thể đến các điểm tiêm chủng để tổ chức tiêm tại nhà.

TS Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, việc này rất quan trọng nhằm giảm tỷ lệ tử vong, giảm tỷ lệ bệnh nặng, giảm tỷ lệ chuyển tầng.

Bà Hà thông tin, trong bối cảnh số ca mới liên tục tăng nhanh và mạnh trong khi gần 97% không triệu chứng/nhẹ được quản lý theo dõi sức khoẻ tại nhà và gần 100% dân số tiêm 2 mũi vắc xin, ưu tiên trọng tâm của TP là bảo vệ, quản lý người nguy cơ cao (cao tuổi, bệnh nền, chưa được tiêm vaccine) mắc Covid-19, rà soát người nguy cơ cao chưa tiêm vắc xin là cần thiết.

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Sở Y tế Hà Nội tiếp tục khuyến cáo, người dân khi có một trong các biểu hiện như: sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác, hoặc mất khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi lưu trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn ph, Người dân cũng có thể liên hệ với CDC Hà Nội qua số điện thoại (0969.082.115 hoặc 0949.396.115) để được tư vấn...

Khai báo y tế hằng ngày trên ứng dụng PC-Covid, nhất là những người có biểu hiện ho, sốt để góp phần giúp các cơ quan y tế kịp thời phát hiện, phân loại những ca F0 trong cộng đồng, nhằm chặn nguồn lây nhiễm.

Ngọc Trang

F0 điều trị tại nhà làm gì để tránh lây cho người cùng gia đình?

F0 điều trị tại nhà làm gì để tránh lây cho người cùng gia đình?

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, F0 cách ly, điều trị tại nhà cần luôn giữ khoảng cách tối thiểu 2m với người khác, không ăn uống chung, không sử dụng hệ thống điều hòa trung tâm với các phòng khác...