Omicron lần đầu tiên được ghi nhận ở Botswana và Nam Phi vào cuối tháng 11/2021 và nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Tuy nhiên, so với biến thể Delta, Omicron dẫn đến tỷ lệ nhập viện và tử vong thấp hơn đáng kể ở Nam Phi và các nơi khác.

Nhanh chóng có rất nhiều người tuyên bố Omicron “nhẹ hơn” so với Delta. Nhưng chúng ta nên nhớ rằng loại virus “nhẹ” này đã gây ra hơn 15.000 ca tử vong ở Mỹ chỉ trong tuần trước. 

{keywords}

Ảnh minh họa: News-medical

Vào thời kỳ đỉnh điểm của Omicron, Mỹ ghi nhận số ca lây nhiễm hàng ngày lên tới 900.000 người, gấp 10 lần so với giữa tháng 11 khi Delta thống trị. Số ca tử vong tăng gấp đôi.

Nhìn tổng thể, tỷ lệ tử vong trên tổng số ca nhiễm Omicron thấp hơn Delta. Nếu số lượng ca nhiễm trong đợt dịch Delta cao như hiện nay, mọi chuyện sẽ tồi tệ hơn nhiều.

Có 3 lý do giải thích cho thực tế trên. Đầu tiên, Omicron gây ra một căn bệnh ít nghiêm trọng hơn, việc tiêm chủng đang phát huy tác dụng, hoặc kết hợp của cả hai yếu tố.

Omicron phần nào có thể tránh được khả năng miễn dịch trước đó, đã có một số lượng đáng kể các ca tái nhiễm hoặc người đã tiêm vắc xin vẫn mắc bệnh. Omicron có biểu hiện nhẹ hơn cũng do khả năng miễn dịch giúp mọi người không phải nhập viện. Điều đó phù hợp với một nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ một người được chủng ngừa phải nhập viện vì nhiễm Omicron giảm 70% so với người chưa tiêm.

Thứ hai, dữ liệu trong vài tháng qua ghi nhận Omicron có phần ít nguy hiểm hơn Delta.

Thứ ba, những người được chủng ngừa ít có khả năng lây lan SARS-CoV-2, bao gồm cả dòng phụ BA.2 của Omicron. Theo nghiên cứu gần đây ở Đan Mạch, BA.2 có nhiều khả năng thoát vắc xin hơn chủng gốc BA.1. Tuy nhiên, những người được tiêm chủng ít có nguy cơ lây nhiễm cho thành viên sống cùng nhà.

Các quốc gia giàu có với tỷ lệ phủ vắc xin cao đang có tỷ lệ tử vong ít hơn đáng kể so với Mỹ, nơi tỷ lệ tiêm chủng và tiêm nhắc lại thấp hơn. Điều này chứng minh việc tiêm phòng có tác dụng mạnh mẽ như thế nào đối với việc giữ an toàn cho hàng xóm và người thân.

Tỷ lệ chủng ngừa 80% "xấu" gấp đôi so với tỷ lệ 90% khi có tới 20% so với 10% dân số chưa tiêm vắc xin. Ở một quốc gia đông dân như Mỹ, 20% tương đương 40 triệu người trưởng thành đủ điều kiện nhưng chưa tiêm.  

Sự thành công của vắc xin thực sự là một tin tuyệt vời. Dù vậy, việc chủng ngừa diện rộng vẫn có thể là một việc khó khăn.

SARS-CoV-2 là một virus lão luyện và nhanh nhẹn. Mỗi đợt lây nhiễm là cơ hội để virus đột biến thành một biến thể lan nhanh hoặc gây chết người. Số lượng lớn các ca Covid-19 cảnh báo chúng ta sẽ thấy nhiều biến thể SARS-CoV-2 hơn.

Bằng cách chủng ngừa cho tất cả mọi người đủ điều kiện, chúng ta có thể hy vọng hậu quả sẽ không trở nên nghiêm trọng hơn.

An Yên (Theo Time)

Đất nước ‘2 năm không Covid-19’ bùng phát dịch

Đất nước ‘2 năm không Covid-19’ bùng phát dịch

Cho tới đầu tháng 2/2022, Tonga là một trong số ít quốc gia không có ca nhiễm Covid-19 nào sau khi đóng cửa biên giới suốt 2 năm.