Khi đại dịch Covid-19 đang hoành hành trên thế giới, nhu cầu tiêm chủng vắc xin ở các nước lên cao. Bởi vậy, vắc xin đã được phát triển, sản xuất và phân phối với tốc độ nhanh chưa từng có.

Tuy nhiên, một số yếu tố - bao gồm cả sự chần chừ và thông tin sai về vắc xin - đã góp phần khiến một số liều không được sử dụng.

Không chỉ vậy, ở các chương trình phân phối vắc xin cũng có thể xảy ra tình trạng lãng phí. Ông Prashant Yadav, chuyên gia về chuỗi cung ứng chăm sóc sức khỏe tại Trung tâm Phát triển Toàn cầu (Mỹ), giải thích: "Không có ai theo dõi các liều hết hạn một cách có hệ thống", khiến rất khó để biết có bao nhiêu liều sắp phải bỏ đi.

{keywords}

Ảnh minh họa: Island

Hiện không có thống kê chính thức toàn cầu về số lượng liều vắc xin Covid-19 hết hạn. Nhưng các thông báo ở từng nước có thể phác họa nên bức tranh về tình trạng lãng phí vắc xin.

Tại Israel, theo truyền thông địa phương, 80.000 liều Covid-19 hết hạn vào cuối tháng 7. Tháng trước, Chính phủ Bulgaria thông báo họ đang tìm cách tài trợ vắc xin gần hết hạn sử dụng. Đất nước châu Âu nhận được gần 5 triệu liều nhưng chỉ sử dụng 1,8 triệu.

Hàng trăm nghìn liều vắc xin cũng hết hạn sử dụng ở Hà Lan khi hơn một nửa dân số ở đó đã được tiêm chủng. Chính phủ nước này đã vứt bỏ số vắc xin trên. Quy định pháp lý và hậu cần khiến nước này không thể tặng hoặc xuất khẩu lượng vắc xin đó trước ngày hết hạn.

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở châu Phi, nơi có hơn 2% dân số được tiêm ít nhất một liều vắc xin, hơn 450.000 liều đã hết hạn vào đầu tháng 8.

Richard Mihigo, điều phối viên về tiêm chủng và phát triển vắc xin cho văn phòng khu vực Châu Phi của WHO, giải thích: “Hầu hết các loại vắc xin được nhập tới đây đều sắp hết hạn”.

Tại Mỹ, hàng triệu vắc xin bị bỏ đi trong bối cảnh người dân Mỹ có sự chia rẽ về các hướng dẫn an toàn sức khỏe như quy định về khẩu trang và các yêu cầu về vắc xin. Bang Alabama đã bỏ 65.000 liều vắc xin, Iowa bỏ hơn 81.000, và hơn ở Georgia bỏ 110.000 mũi vắc xin.

Lawrence Gostin, giáo sư luật sức khỏe toàn cầu tại Đại học Georgetown, nói: "Chúng sắp hết hạn sử dụng, hư hỏng vì thiếu điện, không được chuyển đến người dân. Đó là một thảm họa”.

Hiện nay, 30,7% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin Covid-19 và 16% đã hoàn tất tiêm chủng. Mỗi ngày có khoảng 36,63 triệu mũi tiêm vắc xin được thực hiện.

Tuy nhiên, mới chỉ 1,2% dân số ở các nước thu nhập thấp được tiêm ít nhất một liều.

>>> Thông tin về Vắc xin Covid-19 mới nhất

An Yên (Theo Business Insider, The Post)

Sáng 14/8, Hà Nội ghi nhận 2 ca Covid-19 ở Ba Đình và Long Biên

Sáng 14/8, Hà Nội ghi nhận 2 ca Covid-19 ở Ba Đình và Long Biên

Sáng 14/8, Hà Nội ghi nhận thêm 2 ca Covid-19 đều là các trường hợp F1, sống tại Ba Đình và Long Biên.

WHO đứng đầu thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 ở 52 nước

WHO đứng đầu thử nghiệm thuốc điều trị Covid-19 ở 52 nước

Thử nghiệm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đứng đầu sẽ nghiên cứu ba loại thuốc chống viêm cho bệnh nhân Covid-19.