Chiều 3/9, bác sĩ Nguyễn Quý Hưng, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết, hiện anh Phan Văn Tâm (38 tuổi, ngụ Tây Ninh), người bị rắn hổ mang chúa cắn, đã ổn định chắc năng tim, phổi, thận.

{keywords}

Sau một thời gian được điều trị tích cực, anh Tâm đã có tín hiệu tốt. Ảnh: BVCC

Anh Tâm hiện không cần thở máy, không cần lọc máu. Trải qua 4 lần cắt lọc da, hiện vết cắt lọc đã lên mô hạt ổn, mô hoại tử đùi phải và bụng đã lành.

Chiều nay, anh Tâm sẽ được chuyển qua Khoa Bệnh nhiệt đới để tiếp tục điều trị. Dự kiến, anh Tâm phải trải qua nhiều lần ghép da để phục hồi mô hoại tử ở phần bụng.

Trước đó, anh Tâm được Bệnh viện Đa khoa Tây Ninh chuyển lên cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy cùng con rắn hổ mang. Tại đây, anh Tâm được các bác sĩ Khoa Bệnh nhiệt đới truyền 15 lọ huyết thanh kháng nọc rắn.

Sau đó, dù tỉnh nhưng anh Tâm vẫn cần theo dõi chức năng tim, thận và vết cắn hoại tử. Anh được chuyển lên Khoa Hồi sức cấp cứu để tiếp tục điều trị.

Cách đây gần 1 năm, anh Tâm bị tai nạn giao thông để lại di chứng thương tật ở đầu và chân nên không thể lao động như trước. Từ trụ cột gia đình, anh phải ở nhà trông 2 con, mọi gánh nặng dồn lên đôi vai người vợ.

Vì thương vợ nên khi nhìn thấy con rắn hổ mang chúa, anh Tâm liều bắt con vật vì nghĩ sẽ bán được nhiều tiền lo cho con sắp nhập học. Không may, anh bị rắn cắn vào vùng đùi. Khi vào viện, anh Tâm vẫn giữ chặt đầu rắn, thân rắn cuốn vào tay và cổ. 

Hoàn cảnh của anh Tâm khiến nhiều người cảm động, một số nhà hảo tâm đã đóng góp và giúp đỡ bước đầu cho gia đình bệnh nhân.

Liên Anh

Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí khi bị rắn độc cắn

Bác sĩ hướng dẫn cách xử trí khi bị rắn độc cắn

Ngay khi rắn độc tấn công, nạn nhân cần được sơ cứu đúng cách để nọc độc từ vết cắn xâm nhập vào cơ thể chậm và ít hơn. Sau đó, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời.