Theo đó, Cao Văn Chấn (71 tuổi, ngụ huyện Cái Bè, Tiền Giang) có tiền sử bệnh lý tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim đang dùng Plavix (thuốc kháng kết tập tiểu cầu) 16 năm.

{keywords}
Bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ thăm khám cho bệnh nhân Chấn

Mới đây, ông Chấn đột ngột đau hông lưng trái nhiều, kèm mệt, chóng mặt nên được người nhà đưa vào Bệnh viện Xuyên Á (Vĩnh Long).

Tại đây, các bác sĩ qua thăm khám kết hợp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán: xuất huyết nội chưa rõ nguyên nhân/bệnh đang dùng thuốc kháng đông.

Bệnh nhân được xử trí truyền máu 2 đơn vị, truyền dịch nhưng tình trạng xuất huyết nội không cải thiện và ngày càng nặng hơn.

Bệnh nhân sau đó được chuyển sang nhập Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ trong tình trạng có biểu hiện xuất huyết nội mức độ nặng với niêm nhạt , da xanh , huyết áp thấp...

Xác định đây là tình trạng cấp cứu, khó chẩn đoán nên các bác sĩ nhanh chóng hội chẩn nhiều chuyên khoa; và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

Kết quả CT Scan bụng có cản quang, thấy khối máu tụ vùng hạ sườn trái bao quanh lách và thận trái, hình ảnh thoát mạch.

Bệnh nhân có chỉ định chụp mạch máu số hoá nền DSA.

Ekíp can thiệp mạch do BSCK1 Trần Công Khánh, Phó trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh đã tiến hành chụp mạch máu số hoá nền.

Kết quả thấy thoát mạch xuất phát từ động mạch thượng thận dưới trái. Ekip tiến hành luồn chọn lọc vi ống thông vào động mạch thượng thận dưới trái. Xác định đúng vị trí gây thoát mạch và quyết định tắc bằng keo sinh học.

Chụp hình kiểm tra sau khi bơm tắc thấy thoát mạch của động mạch thượng thận dưới trái đã được tắc hoàn toàn. Thời gian thực hiện can thiệp là 30 phút.

"Đây là phương pháp xâm lấn tối thiểu nhưng cho hiệu quả tối ưu, đặc biệt trên bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim đang dùng Plavix.

Mặc dù là xuất huyết khoang sau phúc mạc do thoát mạch nhưng khả năng tự cầm trên bệnh nhân này là rất khó do CT Scan bụng có cản quang cho thấy hình ảnh thoát mạch.

Khả năng phẫu thuật cầm máu trên bệnh nhân này không phải lựa chọn đầu tiên vì bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim đang dùng Plavix, nguy cơ phẫu thuật được đánh giá là yếu tố nguy cơ rất cao", bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết và nói, sau can thiệp nội mạch tình trạng bệnh nhân ổn định.

Sáng nay, sinh tồn bệnh nhân ổn định, niêm hồng, bụng mềm, bệnh nhân sinh hoạt gần như bình thường.

Xuất huyết thượng thận tự phát một bên là một cấp cứu ngoại khoa không phổ biếnm có thể biểu hiện xuất huyết sau phúc mạc với khối lượng lớn và có thể gây tử vong. Nó được nhận biết như là một tình trạng tương đối hiếm với tỷ lệ 0,1%.

15 phút cứu người đàn ông có tá tràng chảy máu thành dòng

15 phút cứu người đàn ông có tá tràng chảy máu thành dòng

Người đàn ông nhập viện trong tình trạng nguy kịch sốc mất máu, niêm mạc nhợt, thở ngáp, suy hô hấp nặng được cứu sống ngoạn mục nhờ nội soi tiêu hóa cấp cứu tại giường... 

Hoài Thanh