- Trong lúc cụ ông 73 tuổi ở Long An đang lấy cây tăm nhang ngoáy vào lỗ rò luân nhĩ ở tai, người cháu ngoại chạy tới vỗ mạnh vào tay khiến đoạn tăm chui tọt vào tai.
Một năm sau, khi thấy có lỗ rò chảy dịch phía trước và sau tai phải chảy dịch hôi, xì mủ, áp-xe nặng, sưng nề, cụ ông mới tới Bệnh viện Tai mũi họng TP.HCM thăm khám.
BS Thái Hữu Dũng - Phó trưởng khoa Nhĩ tổng hợp, người trực tiếp điều trị cho cụ ông nói rằng người bệnh thấy ngứa ở tai phải nên hay lấy cây tăm nhang ngoáy vào lỗ nhỏ ở bên tai.
Bác sĩ thăm khám cho người bệnh |
Sau “sự cố” khiến đoạn tăm nhang rơi vào tai, cụ ông có biết nhưng không thấy đau nên cũng bỏ quên.
Quá trình phẫu thuật, bác sĩ đã lấy ra 1 cây tăm nhang dài khoảng 2cm từ lỗ rò luân nhĩ cụ ông ra ngoài. Đây chính là nguyên nhân làm tắc, viêm nhiễm đường dò, và dịch tiết ra không có đường thoát.
Các bác sĩ chia sẻ rằng trong hàng chục năm làm nghề, thì đây là lần đầu tiên gặp trường hợp bị viêm nhiễm đường rò luân nhĩ nặng như cụ ông 73 tuổi.
Theo Phó GĐ BV Tai mũi họng TP.HCM BS Võ Quang Phúc, rò luân nhĩ là hiện tượng vùng trước vành tai có một lỗ nhỏ xuất hiện từ khi sinh ra (đây là một loại dị dạng bẩm sinh). Lỗ rò này đi sâu vào trong đế bám vào màng sụn.
Rò luân nhĩ thường thấy ở một bên nhiều hơn ở hai bên, nữ thường bị nhiều hơn nam. Đường rò là một ống rất nhỏ có miệng ở trước trên cửa tai và chui ngầm vào bên trong rễ vành tai.
Nó có thể nông sâu dài ngắn khác nhau, độ dài có thể từ vài mm đến hơn 3cm, đơn giản hoặc phức tạp (một nhánh hay nhiều nhánh, chạy nông hoặc chạy sâu) với miệng ống ở phía trước rễ luân nhĩ.
Bình thường lỗ rò bé bằng đầu tăm này không có biểu hiện gì khác, nhưng khi bị viêm nhiễm hay bị tắc thì có thể bị ngứa, tiết ra chất bã đậu màu trắng, mùi hôi hoặc phình ra tạo thành một nang.
Nếu bị bội nhiễm, nang sẽ ngày càng to dần ra và tạo thành áp-xe rò luân nhĩ.
Lỗ rò luân nhĩ |
Vì đây là bệnh lý về dị tật bẩm sinh nên chỉ phòng ngừa bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hằng ngày, tuyệt đối không được bóp nặn vào lỗ rò.
Khi thấy trẻ bắt đầu hay đưa tay gãi ở lỗ rò hoặc lỗ rò có những triệu chứng như rỉ dịch nhờn, quanh lỗ rò phình lớn hơn thì nên cho đi khám ngay tại các cơ sở chuyên khoa tai mũi họng để có cách điều trị sớm và thích hợp.
Tùy theo mức độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp khác nhau để điều trị rò luân nhĩ.
Khi bị viêm nhiễm (nang chưa bị vỡ) có thể phối hợp kháng sinh với phẫu thuật lấy bỏ toàn bộ đường rò để tránh viêm nhiễm tái phát cũng như phòng biến chứng vỡ nang hay áp-xe hóa.
Khi áp-xe hoặc vỡ nang rò (tự vỡ hoặc do chích rạch) cần phải dùng kháng sinh kết hợp dẫn lưu tốt (không nên mổ lấy đường rò giai đoạn này).
Cha mẹ có nên xỏ khuyên tai quá sớm cho con?
Xỏ khuyên tai cho con, đặc biệt là cho trẻ sơ sinh được nhiều phụ huynh coi là một biện pháp làm đẹp. Tuy nhiên liệu có hợp lí khi cha mẹ xỏ khuyên mà chưa được sự đồng ý của những đứa trẻ?
Những pha "lạc đường" đến khó tin của dị vật vào cơ thể người năm 2016
Mới đây báo chí đưa tin về một trường hợp nuốt dị vật cực kỳ đặc biệt phải nhờ đến sự can thiệp của các bác sỹ ở người già.
Hà Nội: Bơm môi hình trái tim, cô gái trẻ hoảng hồn khi phát hiện 18 "dị vật" như viên bi bên trong môi
Sau khi được bơm chất làm đẹp tạo môi hình trái tim ở một cơ sở Spa, chị Mai Dung (quận Thanh Xuân, Hà Nội) luôn có cảm giác đau đớn khi ăn. Sau khi được bác sĩ rạch ra gắp 18 cục tròn như viên...
Văn Đức