BS Nguyễn Thị Hồng Nhân, Trưởng khoa Nhi tổng hợp, BV đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội cho biết, khoa vừa tiếp nhận bé gái 9 tuổi ở Thái Bình mắc hội chứng “công chúa tóc mây” - Rapunzel.

Mẹ bé cho biết, trước đó thấy con gái trụi mảng tóc lớn trên đầu, tưởng con bị nấm nên đưa đi khám da liễu, tuy nhiên không tìm ra nguyên nhân.

1 tháng trở lại dây, cô bé thường xuyên đau bụng quanh rốn kèm buôn nôn, cơ thể suy nhược, đi đứng không vững nên ngày 15/7, gia đình đưa đến BV Xanh Pôn thăm khám.

{keywords}
Búi tóc lớn trong dạ dày bệnh nhi 


Khi nội soi đường tiêu hoá, bác sĩ phát hiện cả búi tóc trong ruột, chỉ định phẫu thuật. Bác sĩ lấy ra cuộn tóc lớn dài khoảng 1,5 m trong bụng bệnh nhi. Do cuộn tóc nằm lâu ngày nên một phần dạ dày và ruột nôn bị tổn thương nghiêm trọng.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân bé bị đau bụng, nôn ói do cuộn tóc chiếm hết dạ dày, không còn chỗ chứa thức ăn. Việc lấy búi tóc khỏi ruột không phức tạp nhưng việc điều trị tâm lý cho bệnh nhi cần nhiều thời gian.

Ngoài trường hợp bệnh nhi trên, tại Việt Nam cũng đã ghi nhận không ít trường hợp khác mắc hội chứng nghiện ăn tóc. Vào năm 2018, các bác sĩ BV Nhi Đồng 2 đã lấy búi tóc lớn trong ruột bệnh nhi 6 tuổi ở Đồng Nai.

{keywords}
Búi tóc dài trong ruột bệnh nhi 6 tuổi ở Đồng Nai


Hội chứng Rapunzel được đặt theo tên nhân vật công chúa tóc mây trong chuyện cổ tích Grimm. Hội chứng này lần đầu được báo cáo vào năm 1968. Đây là hội chứng khiến người mắc thích nhổ và ăn tóc của chính mình, thậm chí có trường hợp nhổ cả người xung quanh bè để ăn. Hội chứng thường xuất hiện ở nữ giới dưới 20 tuổi (chiếm 70%).

Quá trình này kéo dài sẽ khiến tóc bị rối, mắc kẹt trong dạ dày và ruột. Khoảng 90% bệnh nhân mắc hội chứng này thường có biểu hiện đau bụng, giảm cân, táo bón, tiêu chảy. Một số trường hợp có thể bị thủng ruột dẫn đến nhiễm trùng huyết, tử vong. Tỉ lệ tử vong của bệnh nhân bị hội chứng Rapunzel là 4%.

Về nguyên nhân, thống kê cho thấy hầu hết các trường hợp gặp khiếm khuyết về trí tuệ hoặc rối loạn tâm thần như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt... nhưng không được can thiệp kịp thời.

Hiện chưa có phương pháp nào triệt để để chữa trị chứng bệnh này. Điều trị tâm lý được xem là giải pháp quan trọng nhất. Với trẻ em, cha mẹ có thể dành thời gian chơi với con nhiều con, cho con tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi, âm nhạc, nghệ thuật...

Thúy Hạnh

Bác sĩ gắp 20 bàn chải đánh răng từ bụng bệnh nhân

Bác sĩ gắp 20 bàn chải đánh răng từ bụng bệnh nhân

Bệnh nhân đã nuốt những 20 cái bàn chải đánh răng và chắc chắn nó không thể tiêu hóa được trong dạ dày.