2 tháng tuổi, B.T.H, sinh năm 1995, ở Ninh Bình đã được gia đình phát hiện thấy phần da của chân trái dày và sạm đen hơn so với chân phải. Đến 8 tháng tuổi, cơ thể H. bắt đầu xuất hiện các khối chảy xệ làm chân trái phì đại, lệch trục và ngắn hơn so với bên còn lại.

Cô bé khi ấy được người thân đưa đi khám ở nhiều bệnh viện lớn, hội chẩn với nhiều giáo sư nhưng đều không được chẩn đoán rõ ràng và không được điều trị đặc hiệu. H. đi lại bằng cách độn giày cho 2 chân bằng nhau.

Những năm sau đó, các khối u chảy xệ lớn dần, làm toàn bộ chân trái của H. trở lên khổng lồ, đi lại rất khó khăn. Cô chỉ học đến lớp 8, sau đó nghỉ học và ở nhà. Bệnh nhân chỉ có thể di chuyển chậm chạp bằng cách chống khung kéo lết theo chân trái khổng lồ.

Từ năm 2011 đến nay, H. nhiều lần ngã gãy xương đùi trái, nhiều đợt hoại tử, tụ máu trong khối u. Cô gái trẻ đã tìm tới một số bệnh viện để xin phẫu thuật, tuy nhiên đều bị từ chối với lý do cô còn nhiều bệnh lý khác như cong vẹo cột sống, cơ thể suy kiệt, thiếu máu trầm trọng,... Hơn nữa, khối u hiện đã lan trong ổ bụng, nguy cơ tử vong trong mổ rất cao.

H. chấp nhận sống chung với cái chân khổng lồ và dần gắn liền mọi sinh hoạt trên giường.

{keywords}
Chiếc chân trái phì đại chiếm gần 2/3 trọng lượng cơ thể của cô gái

Ngày 3/2, H. xuất hiện đau, sưng nề nhiều phần chân trái kèm sốt cao, chóng mặt, được gia đình đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Các bác sĩ xác định, bệnh nhân bị thiếu máu trầm trọng, gù vẹo cột sống. Phần chân trái, thắt lưng trái của cô bị phì đại khổng lồ, ước chừng 40kg trong khi trọng lượng toàn bộ cơ thể là 76kg.

Kết quả chụp XQ cho thấy xương đùi trái gãy nhiều đoạn, tiêu chỏm xương đùi. Chụp cộng hưởng từ thấy nhiều khối u và khối máu tụ chiếm toàn bộ cẳng chân trái và lan lên tiểu khung.

Sau cuộc họp hội chẩn chuyên khoa toàn viện, các chuyên gia thống nhất quan điểm: đây là một trường hợp u xơ thần kinh ngoại biên khổng lồ toàn bộ chân trái lan lên tiểu khung.

Tại bệnh viện, bệnh nhân liên tục sốt và mất máu do khối u hoại tử và chảy máu. Tình trạng nằm bệt giường do khối u cũng khiến bệnh nhân có nguy cơ tắc mạch, viêm phổi,… khó kéo dài cuộc sống.

{keywords}

Các bác sĩ chúc mừng bệnh nhân ngày ra viện

Các chuyên gia đã thảo luận cùng gia đình và quyết định phẫu thuật sớm cho H. Để đảm bảo máu truyền cho bệnh nhân, bệnh viện đã chuẩn bị sẵn sàng 8 lít máu và sử dụng hệ thống thu, lọc, truyền máu hoàn hồi (máu chảy ra được hút, lọc và truyền trở lại cho bệnh nhân) để tiết kiệm tối đa lượng máu mất.

Bệnh nhân cũng được ekip can thiệp mạch nút mạch đùi trái trước khi phẫu thuật giúp hạn chế việc chảy máu.

H. được phẫu thuật tháo khớp háng trái, cắt bỏ toàn bộ chân trái cùng khối u, tạo hình mỏm cụt. Trọng ca mổ kéo dài 5 giờ, 3 lít máu hoàn hồi và máu truyền thêm đã được sử dụng.Ngày 19/02, ca mổ được tiến hành với kíp phẫu thuật tạo hình do giáo sư Trần Thiết Sơn đứng đầu, phối hợp với chuyên khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Phẫu thuật tim mạch.

Hiện tại, sau mổ 2 tháng, cô gái 25 tuổi đã toàn trạng ổn định. Bệnh nhân đã có thể ngồi dậy, tự đi lại bằng nạng. Với H. và cả gia đình, kết quả này như một giấc mơ.

Nguyễn Liên

1 trong những bệnh nhân Covid-19 nặng nhất Việt Nam đã khỏi bệnh

1 trong những bệnh nhân Covid-19 nặng nhất Việt Nam đã khỏi bệnh

 - Bệnh nhân 161, 88 tuổi ở Hưng Yên là một trong những ca Covid-19 nặng nhất tại Việt Nam, từng rơi vào tình trạng nguy kịch, phải thở máy.