Anh Lê Văn Tuân, 28 tuổi ở Hà Nội đã lấy vợ và có 1 con nhỏ. Cách đây nửa năm, anh phát hiện những dấu hiệu bất thường ở “cậu nhỏ” như thường xuyên chảy dịch, có mùi hôi, bao quy đầu sưng to, đầu dương vật bị sùi...

Ban đầu nghĩ bị viêm nhiễm thông thường, anh Tuân tự mua thuốc điều trị, vừa uống, vừa bôi song tình trạng không cải thiện, thậm chí các triệu chứng ngày càng nặng lên, đôi lúc “cậu nhỏ” rỉ máu nên đến BV Da liễu TƯ thăm khám.

BS Nguyễn Quang Minh, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng, BV Da liễu TƯ cho biết, kết quả xét nghiệm khẳng định anh Tuân bị ung thư dương vật giai đoạn 2 dạng biểu mô tế bào vảy (chiếm 95% các ca ung thư dương vật). 

{keywords}
90% ung thư dương vật ở Việt Nam có liên quan đến hẹp bao quy đầu


Bác sĩ Nguyễn Quang Minh, Phó trưởng Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và phục hồi chức năng thuộc Bệnh viện Da liễu Trung ương, cho biết bệnh nhân T. là một trong những trường hợp trẻ tuổi nhất bị ung thư dương vật buộc phải cắt bỏ một phần hoặc cắt vét hoàn toàn "chỗ ấy". Bệnh nhân được chẩn đoán bị ung thư ở giai đoạn 2 nhưng do bệnh nhân đến muộn nên phần bao quy đầu đã bị sùi loét nặng nên bác sĩ buộc phải cắt 1/5 “cậu nhỏ”, nạo vét hạch cho bệnh nhân.

Theo BS Minh, đây chỉ là 1 trong số gần 50 ca ung thư dương vật đến BV khám và điều trị mỗi năm, tuy nhiên trường hợp anh Tuân là bệnh nhân thuộc nhóm rất trẻ.

Tuy nhiên hầu hết bệnh nhân đều đến viện ở giai đoạn muộn, nên hầu hết phải can thiệp cắt bỏ một phần “cậu nhỏ”. Trong đó trường hợp nghiêm trọng nhất, phải cắt bỏ toàn bộ bộ phận sinh dục bao gồm dương vật, bìu, tinh hoàn...

Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi, đánh giá xem khối u có di căn hay không. Theo BS Minh, ở giai đoạn muộn, ung thư dương vật cũng gây di căn các cơ quan phổi, gan, não... như các ung thư khác.

Trường hợp di căn, bác sĩ sẽ tiếp tục phẫu thuật vét một phần toàn bộ hạch bẹn 2 bên, sau đó tiếp tục xét nghiệm tế bào để quyết định có xạ trị, hoá trị hay không.

Với những bệnh nhân bị cắt một phần “cậu nhỏ”, sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong sinh hoạt bình thường cũng như sinh hoạt tình dục. Việc mất đi phần bao quy đầu – bộ phận nhạy cảm cảm thụ chức năng sinh dục sẽ làm giảm khoái cảm, đồng thời khi đi tiểu sẽ bị rỉ nước tiểu do miệng sáo không còn đóng mở được như bình thường.

Trường hợp bị cắt cụt đến sát gốc dương vật, mỗi khi đi tiểu, bệnh nhân sẽ phải ngồi hoặc nằm sấp để đi.

90% có liên quan hẹp bao quy đầu

BS Minh cho biết, ung thư dương vật là do sự tăng trưởng ác trên da hoặc trong các mô của dương vật. Bệnh phổ biến hơn ở các nước đang phát triển với tỉ lệ dao động từ 1,5 – 4,5/100.000 nam giới.

Trong đó, 90% bệnh nhân ung thư dương vật ở Việt Nam có liên quan đến hẹp bao quy đầu. Do đó khi có các triệu chứng khởi phát như đỏ dương vật, chảy dịch, có mùi hôi, đau.. rất dễ nhầm với các trường hợp viêm nhiễm thông thường.

“Đến khi có các tổn thương sùi, viêm tấy... đã là các biểu hiện của ung thư. Do đó, các trường hợp đã qua tuổi dậy thì hay có gia đình rồi mà vẫn hẹp bao quy đầu thì phải chú ý kĩ hơn vấn đề vệ sinh”, BS Minh khuyến cáo.

Với bé trai, để phòng tránh hẹp bao quy đầu, trong lúc tắm cho con trong chậu nước hoặc khi vừa tắm xong, cha mẹ có thể thực hiện nong nhẹ bao quy đầu bằng tay về phía gốc dương vật. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng và đều đặn hàng ngày bằng cách lộn nhẹ nhàng và rửa bằng nước sạch.

Theo BS Minh, so với nhiều ung thư khác, tiên lượng điều trị ung thư dương vật khá tốt. Nếu được phát hiện ở giai đoạn 1-2, tỉ lệ thoái lui bệnh sau 5 năm lên đến 90%.

Để phòng ngừa ung thư dương vật, cách tốt nhất là duy trì vệ sinh “cậu nhỏ” thường xuyên để tránh viêm nhiễm, quan hệ an toàn để tránh virus HPV, từ bỏ thuốc lá và có lối sống lành mạnh.

*Tên bệnh nhân đã được thay đổi.

Thúy Hạnh

Căn bệnh khiến ‘cậu nhỏ’ tụt vào trong, tay kéo không ra

Căn bệnh khiến ‘cậu nhỏ’ tụt vào trong, tay kéo không ra

- Khi mắc dị tật này, “cậu nhỏ” bị lún sâu vào vùng mu, thân tụt hẳn vào trong, không thể nhô ra ngoài, đi tiểu cũng khó.