- Người đàn ông bị đau lưng âm ỉ suốt 1 năm do thận ứ nước được bác sĩ phẫu thuật bằng phương pháp nội soi tạo hình khúc nối bể thận - niệu quản.
Tiết lộ bất ngờ của cô gái tỉnh dậy sau 20 năm hôn mê sâu
Tác dụng chữa bệnh không ngờ từ những thứ vứt đi của quả cam
Trước đó, anh N.V.L, ( 42 tuổi) khởi phát triệu chứng đau hông lưng phải âm ỉ khoảng 1 năm, đi khám nhiều nơi song không có kết quả
Sau khi, bệnh nhân đến Bệnh viện Nhân dân 115 TP.HCM thăm khám, bác sĩ chẩn đoán hẹp khúc nối bể thận - niệu quản phải. Bệnh nhân được các bác sĩ đặt ống thông JJ niệu quản phải ngược dòng qua nội soi. Sau đó, tình trạng đau lưng phải giảm.
Sau 3 tháng, bệnh nhân được rút sonde JJ. Tuy nhiên, sau 2 ngày tình trạng đau lưng phải tái phát kèm theo sốt nhẹ 38 độ C. Bệnh nhân được nhập viện Bệnh viện Nhân dân 115 với chẩn đoán viêm thận bể thận phải, hẹp khúc nối bể thận - niệu quản phải độ II.
Hình ảnh thận phải ứ nước do hẹp khúc nối bể thận - niệu quản trên phim chụp cắt lớp vi tính. Ảnh: BSCC
Bác sĩ đã cho anh L. dùng kháng sinh, kháng viêm để ổn định sinh hiệu. Sau khi hết sốt, đau hông lưng phải, bạch cầu máu về bình thường, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật nội soi tạo hình nội soi khúc nối bể thận-niệu quản. Ca phẫu thuật diễn ra thuận lợi trong thời gian 2 giờ 30 phút. Hiện, bệnh nhân diễn tiến ổn định, không sốt, dẫn lưu ra 10ml dịch. Bệnh nhân đã được rút dẫn lưu, ra viện sau 4 ngày điều trị.
Theo bác sĩ Trương Hoàng Minh, Trưởng khoa Ngoại niệu ghép thận Bệnh viện Nhân Dân 115, hẹp khúc nối bể thận niệu quản là bất thường phần nối bể thận và niệu quản, gây cản trở nước tiểu từ thận xuống niệu quản, sự tắc nghẽn lưu thông nước tiểu giữa bể thận với niệu quản dẫn đến việc bể thận bị giãn to, còn gọi là thận ứ nước.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị, thận có thể bị hủy hoại hoàn toàn. Bệnh thường gặp ở trẻ em, cũng có thể gặp ở người lớn, nam gặp nhiều hơn nữ.
Nguyên nhân của bệnh này có thể do tắc hẹp bẩm sinh; do mạch máu chèn ép vào niệu quản; do niệu quản cắm vào bể thận ở vị trí bất thường; do viêm nhiễm tạo sẹo hẹp; do khối u lành hoặc ác tính của đường tiết niệu…
Bệnh nhiều khi không có biểu hiển triệu chứng gì cho nên thường tiến triển một cách âm thầm cho đến khi xuất hiện các biến chứng thận ứ nước, suy thận. Cũng có khi người bệnh thấy đau hông lưng một bên, đau mơ hồ lâu ngày hoặc đau quặn, đau cách hồi kèm với buồn nôn và nôn do hẹp khúc nối bể thận - niệu quản khi uống nhiều nước hay dùng lợi tiểu; tiểu máu; nhiễm trùng tiểu; sỏi bể thận.
Về phần điều trị, các bệnh nhân bị hẹp khúc nối bể thận - niệu quản không triệu chứng phát hiện tình cờ, thận ứ nước nhẹ (độ I), chức năng thận chưa thay đổi nhiều thì có thể điều trị bảo tồn không phẫu thuật, nên theo dõi thường xuyên.
Phan Nhơn
Chuyện thật như đùa: Bác sĩ cắt nhầm thận của bệnh nhân vì tưởng khối u ác tính
Tỉnh lại sau khi hết thuốc mê, bà Maureen Pacheco nhận được thông báo rằng bác sĩ đã cắt bỏ nhầm một quả thận khỏe mạnh trong người chỉ vì nhầm lẫn là khối u.
Bác sĩ cứu sống xe ôm bị đâm xuyên thận mà không cần phẫu thuật
Người đàn ông bị đâm, vết thương làm đứt mạch máu thận khiến nạn nhân nguy kịch. Rất may, bác sĩ đã xử trí bằng kỹ thuật can thiệp nội mạch để giữ lại tính mạng bệnh nhân.
Chàng trai 32 tuổi đột nhiên bị suy thận cấp chỉ vì làm 2 việc trong thời gian dài
Vì quá "nghiền" các món ăn từ nội tạng động vật và chàng trai 32 tuổi đã phải nhập viện để chạy thận nhân tạo.