Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh TP.HCM (HCDC) cho biết, tính đến 6h ngày 7/8, TP có 116.250 ca mắc Covid-19 được Bộ Y tế công bố, trong đó 115.871 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 379 người nhập cảnh.

Trong ngày 6/8, TP có thêm 3.333 bệnh nhân xuất viện, nâng tổng số ca điều trị khỏi tính từ khi dịch bệnh bắt đầu là 52.951 trường hợp.

Hiện TP đang điều trị 31.964 F0 (bao gồm người có kết quả test nhanh dương tính), trong đó có 1.213 bệnh nhân nặng đang thở máy và 14 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày, TP phát hiện thêm 2 ổ dịch mới tại khu dân cư. Hiện có 31 ổ dịch đang diễn tiến đã được khoanh vùng, giám sát chặt.

{keywords}
Bác sĩ ở BV Hồi sức Covid-19 vẫy tay chào F0 từng nặng, nguy kịch được xuất viện về nhà. 

Về tiêm vắc xin, trong ngày 6/8, TP tiêm được 250.243 người, trong đó có 120 người phản ứng sau tiêm 30 phút. Như vậy, tính từ ngày 22/7 đến hết 6/8, TP đã tiêm được 1.835.461 người. Tất cả những người tiêm đều an toàn.

Hiện TP đang tiếp tục tiêm vắc xin đợt 6 cho người dân với nguồn vắc xin hỗ trợ của Bộ Y tế. Nguyên tắc của tiêm vắc xin phòng Covid-19 của TP dựa trên sự tự nguyện đồng ý của bệnh nhân.

Tình hình cách ly kiểm dịch, hiện TP đang thực hiện cách ly là 41.849, trong đó có 5.111 người đang cách ly tập trung, 37.020 trường hợp đang cách ly tại nhà/nơi lưu trú. Riêng số trường hợp F1 được cách ly tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế là 9.846 người.

HCDC cho biết, sau lời kêu gọi chung tay tham gia hỗ trợ TP.HCM chống dịch đến ngày 6/8, số lượng đăng ký tham gia đã hơn 7.000 người, bao gồm cán bộ y tế cả tư nhân và công lập (khoảng 800 người), cán bộ y tế đã về hưu, lực lượng sinh viên và các ngành nghề khác. Sở Y tế đã sắp xếp và phân bổ lực lượng này đến các cơ sở y tế có nhu cầu. TP vẫn rất cần sự tham gia đông đảo hơn nữa của lực lượng tình nguyện, nhất là những người có chuyên môn về ngành y như bác sĩ và điều dưỡng.

Để đảm bảo cấp cứu kịp thời cho người dân, TP yêu cầu tất cả đơn vị y tế luôn mở cổng bệnh viện, sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đến khám và cấp cứu 24/7, đặc biệt vào ban đêm, khẩn trương đánh giá tình trạng người bệnh, sơ cấp cứu ban đầu. Tuỳ tình trạng người bệnh mà quyết định việc tiếp tục điều trị người bệnh tại đơn vị hay cần chuyển tuyến điều trị. Không được yêu cầu người bệnh phải có xét nghiệm test nhanh hoặc PCR dương tính với SARS-CoV-2 mới tiếp nhận.

TP đã có hướng dẫn các đơn vị xử lý trường hợp F0 tử vong theo đúng quy trình, đảm bảo lưu giữ tro cốt cùng với thông tin người mất để đợi người nhà đến nhận. Đối với việc người nghèo mắc bệnh tử vong, ngân sách TP sẽ hỗ trợ toàn bộ chi phí từ giai đoạn đưa thi thể người bệnh từ bệnh viện đến nơi hỏa táng và đảm bảo hết toàn bộ chi phí cho người này.

Theo HCDC, thời gian qua, bên cạnh những nỗ lực của ngành y tế thì các mô hình tự quản, xây dựng vùng xanh của người dân đã được phát huy và mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Để tiếp tục cùng TP mở rộng thêm nhiều vùng xanh, mỗi người dân hãy tiếp tục thực hiện tốt các quy định của Chỉ thị 16 và các biện pháp tăng cường, khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, tăng cường giãn cách giữa người với người, giữa nhà với nhà và tham gia tiêm chủng vắc xin khi tới lượt.

>>> Xem thêm tình hình dịch Covid-19 tại TP.HCM mới nhất

Tú Anh

Trưa 7/8, Hà Nội thêm 36 ca dương tính SARS-CoV-2

Trưa 7/8, Hà Nội thêm 36 ca dương tính SARS-CoV-2

Sở Y tế Hà Nội cho biết, địa bàn vừa ghi nhận thêm 36 ca dương tính SARS-CoV-2. Từ sáng tới trưa nay, Hà Nội đã công bố 54 bệnh nhân.

Cuộc gọi đến máy bác sĩ từ gia đình có 9 người là F0

Cuộc gọi đến máy bác sĩ từ gia đình có 9 người là F0

Nghe cuộc gọi đến vào đêm 4/8, bác sĩ của Tổng đài 1022 cảm nhận được sự hoảng hốt ở đầu dây bên kia. Người gọi là một F0 trong gia đình có 9 người mắc Covid-19.