Tại Việt Nam, những năm gần đây, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ không ngừng tăng từ 1,7% lên 2,5%, tỉ lệ nam giới mắc gấp 4 lần nữ, tương đương khoảng 200.000 ca mắc mới đột quỵ mỗi năm, trong đó gần 50% số ca đột quỵ sẽ tử vong, 90% để lại di chứng. Như vậy, tỉ lệ tử vong do đột quỵ chỉ đứng sau ung thư (115.000 ca).

Theo bản đồ đột quỵ thế giới vừa được công bố vào trung tuần tháng 12 vừa qua, tỉ lệ nguy cơ đột quỵ sau tuổi 25 của Việt Nam lên tới 17-22%, tức trung bình cứ 5 người trên 25 tuổi sẽ có 1 người đối mặt nguy cơ đột quỵ.

{keywords}
8/10 bệnh nhân đột quỵ bị tăng huyết áp 


Đột quỵ gồm 2 thể diễn biến là nhồi máu não (tắc mạch, chiếm 80-85%) và chảy máu não (vỡ mạch).

Dù là bệnh nguy hiểm song theo nghiên cứu tại Viện Tim mạch quốc gia, cứ 10 người có đột quỵ lần đầu thì 8 người mắc tăng huyết áp. Hiện Việt Nam có 21 triệu người đang mắc tăng huyết áp. Đây cũng là bệnh tim mạch phổ biến nhất hiện nay.

Theo các nghiên cứu, chỉ cần giảm mỗi 2mmHg huyết áp sẽ giúp giảm 10% tử vong do đột quỵ. Nếu đưa được về huyết áp tối ưu 120/80 mmHg, sẽ phòng ngừa được biến chứng đột quỵ ở hầu hết các trường hợp.

Nguyên nhân tử vong hàng đầu

Tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, mỗi năm cướp đi sinh mạng trên 7 triệu người.

Tại Việt Nam, số người chết vì tim mạch chiếm tới 33% tổng số người tử vong với 200.000 ca mỗi năm, trong đó phần lớn là bệnh nhân tăng huyết áp.

GS Đỗ Doãn Lợi, nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia cho biết, chỉ tính riêng nhồi máu cơ tim (biến chứng phổ biến nhất của tăng huyết áp) đã có từ 104-150.000 người chết mỗi năm.

Trong nhiều thập kỷ qua, tỉ lệ mắc tăng huyết áp tại nước ta tăng không ngừng. GS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam cho biết, nếu như năm 1970 chỉ có khoảng 2% người lớn bị tăng huyết áp thì những năm 1990 tăng lên 11% và năm 2008 tiếp tục tăng lên 25,1%.

Gần đây nhất, một nghiên cứu tại cộng đồng do Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành điều tra dịch tễ học tăng huyết áp tại 8 tỉnh đại diện cho các vùng miền trên toàn quốc cho thấy tỉ lệ tăng huyết áp đã lên tới 47,3% ở những người trên 25 tuổi, tương đương gần 21 triệu bệnh nhân. Tức là cứ 2 người trưởng thành có 1 người bị tăng huyết áp. Theo GS Lân Việt, đây là con số báo động đỏ.

{keywords}
GS Nguyễn Lân Việt 


Trong số những người mắc tăng huyết áp thì tỉ lệ ở nam giới cao hơn (47%), trong khi nữ giới là 42%. Căn bệnh này hiện nay không chỉ là bệnh của người cao tuổi mà rất nhiều người trẻ 20 - 30 tuổi đã bị tăng huyết áp.

Tăng huyết áp ngoài gây đột quỵ còn gây suy thận, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn cholesterone, xơ vữa động mạch...

GS Đỗ Doãn Lợi cho biết, động mạch chủ có kích thước trung bình khoảng 3,5cm nhưng hàng ngày Viện tim mạch tiếp nhận nhiều bệnh nhân giãn to như xăm với kích thước 4-5cm, thậm chí 7cm do tăng huyết áp không được điều trị.

Trên 80% không được điều trị

Người bệnh được xác định là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và/ hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg hoặc đang được điều trị thuốc tăng huyết áp.

Dù là căn bệnh có tỉ lệ mắc rất lớn nhưng GS Lợi cho biết, trên 90% bệnh nhân tăng huyết áp không tìm được nguyên nhân, 5-8% do các bệnh nội tiết, mạch máu...

Tuy nhiên, GS Lân Việt cho biết, tỉ lệ khống chế tăng huyết áp đạt mục tiêu còn rất thấp. Trong số 21 triệu bệnh nhân chỉ có 17,7% kiểm soát được huyết áp của mình, tức là duy trì huyết áp ở mức dưới 140/90mmHg.

Còn lại hơn 17 triệu người chưa được kiểm soát đầy đủ, trong đó có khoảng 8,1 triệu người không biết mình có bệnh, gần 1 triệu người biết mình có bệnh nhưng không điều trị và 8,1 triệu người điều trị nhưng huyết áp không kiểm soát đầy đủ.

Điều trị tăng huyết áp cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người dân không tự ý mua thuốc uống, dùng chung đơn thuốc hoặc 1 đơn thuốc dùng thời gian dài.

Để dự phòng tăng huyết áp, người dân cần bỏ thói quen ăn mặn, ăn nhiều mì chính, chăm chỉ vận động, duy trì cân nặng, tránh uống bia rượu, hạn chế ăn thịt mỡ, thức ăn chế biến sẵn… Hằng ngày, người dân cần vận động từ 30-45 phút, ăn nhiều rau xanh, hoa quả.

Thúy Hạnh

Tự uống thuốc cao huyết áp, mất mạng như chơi

Tự uống thuốc cao huyết áp, mất mạng như chơi

Bệnh nhân cao huyết áp tự ý dùng lại các đơn thuốc cũ hoặc tự uống thuốc khi huyết áp tăng có nguy cơ bị suy hô hấp, ngạt thở, tăng nhịp tim... dễ tử vong.

GS tim mạch giật mình với căn bệnh chết nhiều hơn cả ung thư

GS tim mạch giật mình với căn bệnh chết nhiều hơn cả ung thư

Việt Nam có gần 21 triệu người mắc nhưng trên 90% người bệnh không tìm ra nguyên nhân và số được điều trị chỉ chiếm 1/3.

Người bệnh tim mạch nên yêu thế nào?

Người bệnh tim mạch nên yêu thế nào?

Quan hệ tình dục có tác động nhất định đến nhịp tim và huyết áp. Vậy người có bệnh tim, hay bị những cơn đau thắt ngực hoặc đã trải qua phẫu thuật tim...

Yêu 2-3 lần mỗi tuần để giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Yêu 2-3 lần mỗi tuần để giảm nguy cơ bệnh tim mạch

Cuộc sống tình dục an toàn, đều đặn và khoa học sẽ đem lại cho bạn những ích lợi rất to lớn.

Nam tiếp viên 28 tuổi chết: Nghi bệnh tim mạch

Nam tiếp viên 28 tuổi chết: Nghi bệnh tim mạch

Giám đốc BV Thống Nhất đã có thông báo kết luận của Hội đồng chuyên môn về vụ việc tử vong của bệnh nhân Dương Châu Toàn (28 tuổi, Tây Ninh).