7 lý do biếng ăn thường gặp

- Như thế nào gọi là biếng ăn và sự ảnh hưởng của tình trạng này đến sức khỏe như thế nào thưa Giáo sư?

Biếng ăn là tình trạng trẻ ăn ít hơn 60% nhu cầu và kéo dài từ một tháng trở lên. Biếng ăn kéo dài làm cho cơ thể không nhận đủ dinh dưỡng, khiến trẻ chậm tăng cân dần dần gây suy dinh dưỡng.

Trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu đời có nguy cơ nhẹ cân nhiều hơn 3 lần, thậm chí thua kém từ 6 - 22% chỉ số cân nặng lý tưởng so với trẻ ăn uống tốt. Biếng ăn, cơ thể thiếu dưỡng chất ảnh hưởng đến phát triển trí não và hệ miễn dịch.

Theo thống kê, trẻ biếng ăn sẽ có số ngày bị bệnh nhiều hơn 29% và nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp trên nhiều hơn 45% trẻ có thói quen ăn uống tốt.

{keywords}
Trẻ biếng ăn là nỗi lo lắng lớn của nhiều bậc phụ huynh

-  Giáo sư vui lòng chia sẻ về các nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng biếng ăn?

Có nhiều nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ, dưới đây là 7 nguyên nhân thường gặp:

Trẻ biếng ăn do rối loạn tiêu hóa: Đầy bụng, chướng bụng, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, hấp thu dưỡng chất kém,... khiến bé không có cảm giác ăn ngon miệng và không còn hứng thú ăn.

Trẻ biếng ăn do xây dựng bữa ăn không phù hợp: Khẩu phần ăn quá nhiều; khẩu phần ăn đơn điệu hay chỉ tập trung vào một số loại thực phẩm, quá nhiều đạm, thiếu chất xơ; hoặc quá nhiều loại thực phẩm trong một bữa ăn; chế biến không phù hợp khẩu vị của trẻ,...

Trẻ biếng ăn do có những thay đổi trong giai đoạn phát triển: lẫy, bò, đi, mọc răng,… có thể gây biếng ăn, nhưng thường không kéo dài

Trẻ biếng ăn do có những vấn đề về răng miệng: sâu răng, viêm loét miệng hoặc các bệnh (ốm sốt, viêm mũi họng, viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiêu hóa, …) làm trẻ mất cảm giác ngon miệng, ăn kém.

Trẻ biếng ăn do dùng kháng sinh kéo dài, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây khó tiêu, ăn không ngon miệng và ăn kém.

Trẻ biếng ăn do tâm lý: trẻ biếng ăn khi có cảm giác bị ép ăn.

Trẻ biếng ăn do bị dị ứng thức ăn: có một số trẻ bị dị ứng sữa hay một số loại thực phẩm làm trẻ không hấp thu được, gây rối loạn tiêu hóa.

{keywords}
Với trẻ dùng sữa công thức nên chú ý đến thành phần để giúp trẻ hạn chế tình trạng biếng ăn. (Khách hàng mua sữa PureLac tại hệ thống Mẹ và bé Jim Tồ, Thanh Hoá)

Chế độ dinh dưỡng với từng trường hợp biếng ăn

- Phòng tránh và khắc phục biếng ăn ở trẻ bằng cách nào thưa Giáo sư?

Trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ. Từ nguyên nhân biếng ăn, sẽ tìm các biện pháp khắc phục phù hợp cho từng trường hợp.

Với trẻ biếng ăn do rối loạn tiêu hóa hoặc mắc các bệnh khác thì cần điều trị các bệnh đó để trẻ khỏe mạnh thì sẽ hết biếng ăn.

Với trẻ biếng ăn do chế độ ăn không phù hợp thì phải điều chỉnh lại chế độ ăn. Nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và kéo dài đến 2 tuổi, chỉ ăn dặm khi vào tháng thứ 6, chế biến thức ăn đa dạng, phù hợp với khẩu vị.

Nếu nguyên nhân biếng ăn do chuyển giai đoạn phát triển: những lúc này cần giảm bớt khẩu phần, chế biến sao cho hấp dẫn, phù hợp và dễ tiêu hóa.

Nếu trẻ biếng ăn do dùng kháng sinh kéo dài làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cần bổ sung thêm lợi khuẩn để giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.

Không nên ép ăn, cần tạo cho trẻ có cảm giác được an toàn, quan tâm và yêu thương. Nếu trẻ biếng ăn do dị ứng sữa công thức hay thực phẩm thì phải thay đổi loại sữa và thực phẩm phù hợp. Đồng thời cũng phải thông báo cho những người cùng chăm sóc trẻ biết và đề phòng.

- Trong những biện pháp hạn chế biếng ăn của trẻ bác sĩ có chỉ ra là nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng. Vậy với trường hợp mẹ không đủ sữa mẹ thì làm thế nào thưa Giáo sư?

Trong 6 tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng phù hợp nhất nên WHO đã khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong thời gian này. Trong trường hợp không thể cho trẻ bú mẹ hoặc sữa mẹ không đủ có thể thay thế bằng sữa công thức và không nên cho ăn dặm hoặc ăn các thực phẩm khác ngoài sữa để tránh gây rối loạn tiêu hóa.

Bà mẹ nên chọn dòng sữa phù hợp với bé từ 0-6 tháng tuổi, ưu tiên lựa chọn sữa có thành phần chất béo OPO (giúp trẻ dễ hấp thu, tránh đầy bụng, nôn trớ, rối loạn tiêu hóa); Synbiotics (vừa bổ sung lợi khuẩn vừa bổ sung các chất xơ là thức ăn cho lợi khuẩn , sẽ giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt, tránh rối loạn tiêu hóa và nhiễm khuẩn đường ruột) và Lactoferrin (là kháng thể miễn dịch giúp giảm các bệnh viêm đường hô hấp, viêm tai, …).

Đây là những dưỡng chất giúp trẻ tiêu hóa tốt, hấp thu tốt, tăng sức đề kháng, ngăn chặn những nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ, tạo điều kiện để hạn chế tình trạng biếng ăn ở trẻ.

- Xin cảm ơn Giáo sư!

Sản phẩm dinh dưỡng PureLac nhập khẩu nguyên hộp từ New Zealand với các dưỡng chất “vàng” giúp trẻ phát triển toàn diện: Chất béo cấu trúc OPO giúp hấp thu tối đa canxi và các dưỡng chất từ đó giúp trẻ tăng chiều cao, cân nặng, không táo bón; Lợi khuẩn Bifidobacterium giúp trẻ ăn ngon, không đầy hơi, nôn trớ, cải thiện rõ nét tình trạng biếng ăn; DHA giúp trẻ phát triển trí não. PureLac đang được nhiều bà mẹ trên thế giới lựa chọn.

Xem thêm tại website: https://purelacmall.vn

Thúy Ngà (thực hiện)