Ở độ tuổi chúng ta thường cảm thấy dồi dào năng lượng nhất, mọi thứ dường như đều ổn nhưng thật ra có những thay đổi đang diễn ra trong cơ thể dù chúng ta không hề chú ý đến.

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình, bạn nên biết sau mỗi 10 năm, cơ thể lão hóa đi như thế nào và hãy nỗ lực làm chậm quá trình đó.

1. Từ 20 đến 30 tuổi

{keywords}

Đây là khoảng thời gian mà hầu hết mọi người cảm thấy trẻ trung, tràn đầy năng lượng và hiếm khi nghĩ về lão hóa. Nhưng ngay cả ở độ tuổi này cũng đã có những thay đổi nhỏ xảy ra. Và nếu bạn không nghĩ về chúng ở tuổi 20 hoặc 25, bạn có thể ngạc nhiên bởi những gì xảy ra với bạn ở tuổi 30. Sự lão hóa trong giai đoạn này sẽ là:

- Xương của bạn ngừng phát triển;

- Việc sản xuất collagen giảm;

- Xuất hiện răng khôn.

Tất nhiên, cơ thể của mỗi người đều không giống nhau. Ví dụ, một số người có răng khôn ở tuổi 16, cũng có người không bao giờ có. Nhưng đa số mọi người đều trải qua quy trình như vậy.

Ngay cả khi bạn không có thêm bất kỳ cân nặng nào ở tuổi 20, hãy làm quen với việc xem những gì bạn ăn. Bởi vì ở tuổi 30, cơ thể bạn có thể thay đổi nếu bạn nạp quá nhiều đồ ăn nhanh. Có thể tạm thời bạn không cần mỹ phẩm bổ sung collagen cho da ở độ tuổi này, nhưng hãy cố gắng ăn nhiều thực phẩm có chứa nó.

2. Từ 30 đến 40 tuổi

{keywords}

Một số người dù 30 tuổi vẫn trông trẻ trung như mới 20 tuy nhiên bên trong cơ thể, các tác động lão hóa có thể đã bắt đầu xảy ra bao gồm:

- Sự xấu đi của trương lực cơ;

- Giảm lượng mô cơ, vì nó được thay thế bằng chất béo;

- Giảm lượng collagen và elastin.

Nếu muốn giữ được vóc dáng đẹp, bạn nên làm quen với việc hoạt động thể chất. Nếu bạn không tập thể dục, trương lực cơ của bạn có thể bắt đầu xấu đi. Điều rất quan trọng là chăm sóc làn da của bạn và tránh tác động xấu từ ánh sáng mặt trời.

3. Từ 40 đến 50 tuổi

{keywords}

Một số nhà khoa học tin rằng cơ thể con người đạt đến sự phát triển cực đại ở tuổi 38 và sau đó, sự lão hóa thực sự bắt đầu. Ở độ tuổi này, cơ thể trải qua những thay đổi sau:

- Giảm số lượng tế bào thần kinh;

- Chất béo tích tụ trong cơ thể;

- Thị lực giảm;

- Xương khớp yếu, dễ tổn thương;

- Mất estrogen và huyết áp cao hơn ở phụ nữ.

Ở tuổi này, hoạt động thể chất là rất quan trọng. Nó sẽ giúp hỗ trợ chức năng tim và làm chậm quá trình giảm mô cơ. Nếu bạn không quen chơi thể thao, bạn nên bắt đầu từ việc nhỏ, bằng cách làm những việc như đi bộ hoặc bơi lội. Ngoài ra, bạn nên bắt đầu theo dõi huyết áp của mình vì nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ tăng đáng kể.

4. Từ 50 đến 60 tuổi

{keywords}

Ở tuổi 60, ngoại hình của mọi người thay đổi rất nhiều. Và đó không chỉ vì gen của họ mà còn phụ thuộc vào lối sống: thói quen ăn uống, tập thể dục,.... Hầu hết mọi người trải qua những thay đổi tương tự trong giai đoạn này của cuộc sống, như:

- Tế bào não và các tế bào khác chết đi và không thể tái tạo;

- Nguy cơ gặp vấn đề về dạ dày tăng lên;

- Trí nhớ giảm.

Ở độ tuổi này, nhiều người nhận thấy rằng thật khó để tập trung và ghi nhớ mọi thứ. Đây là lý do tại sao cần phải ăn thực phẩm và uống thuốc cải thiện chức năng não.

5. Từ 60 đến 70 tuổi

{keywords}

Hầu hết mọi người trải qua những thay đổi về thể chất hoàn toàn rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có những thay đổi nội bộ mà ít người biết đến, như:

- Các thụ thể thần kinh và vị giác không hoạt động tốt: mọi người trở nên khó khăn hơn khi nếm, ngửi;

- Giọng nói thay đổi;

- Chức năng tim giảm;

- Xương trở nên mỏng hơn, thậm chí khiến bạn trở nên thấp đi.

Việc theo dõi chức năng tim, có chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và kiểm tra y tế thường xuyên ở độ tuổi này là rất quan trọng. Để giữ cho cơ bắp săn chắc, bạn cần phải hoạt động thể chất thường xuyên.

6. Từ 70 tuổi trở đi

{keywords}

Những người trên 70 tuổi được coi là người cao tuổi. Mặc dù một số người trong số họ có thể trông và cảm thấy trẻ hơn, quá trình lão hóa thậm chí còn nhanh hơn. Những thay đổi ở giai đoạn cuộc sống này bao gồm:

- Khối lượng cơ bắp giảm (mệt mỏi nhanh hơn khi hoạt động và không thể làm những việc họ từng làm trước đây);

- Khối lượng chất béo trong cơ thể giảm;

- Tốc độ tái tạo chậm lại (tất cả các tổn thương trên da mất nhiều thời gian hơn để chữa lành);

- Tất cả các chức năng của cơ thể yếu dần (thở, tiêu hóa...);

- Suy giảm trí nhớ ngắn hạn (mọi người dễ dàng nhớ những điều đã xảy ra từ lâu, nhưng có một thời gian khó nhớ những gì đã xảy ra vài giờ hoặc vài ngày trước).

Lúc này,, mọi người cần phải cố gắng tỉnh táo, giữ khả năng hoạt động của não và vóc dáng cân đối, hãy đi khám bác sĩ thường xuyên và có thể dùng một số loại thuốc cần thiết.

Thay đổi cơ thể là thứ chúng ta không thể dừng lại, nhưng chúng ta có thể làm chậm chúng. Người cao tuổi hiện đại là những người có thể chạy marathon ở tuổi 70 và sẵn sàng học cách làm điều mới mẻ dù đã 80 tuổi. Tất cả những gì chúng ta phải làm là chăm sóc cơ thể để kéo dài vẻ đẹp và tuổi trẻ.

An An (Dịch theo Bright Side)

Những thói quen tưởng tốt nhưng lại phá hủy cơ thể mỗi ngày

Những thói quen tưởng tốt nhưng lại phá hủy cơ thể mỗi ngày

Cuộc sống càng ngày càng hiện đại, con người cũng ngày càng quan tâm tới sức khỏe, chú trọng tới dinh dưỡng. Tuy nhiên, có một số thói quen tưởng như lành mạnh lại đang gây hại cho sức khỏe chúng ta.