Theo BBC, đây là tội danh thứ 2 mà bà Suu Kyi phải đối mặt. Trước đó, nữ chính trị gia Myanmar bị buộc tội nhập khẩu và tàng trữ trái phép các thiết bị bộ đàm do các nhân viên an ninh của bà sử dụng.

{keywords}
Bà Aung San Suu Kyi bị bắt giữ trong cuộc đảo chính hôm 1/2. Ảnh: Reuters

Myanmar đã xảy ra cuộc chính biến ngày 1/2, khiến bà Suu Kyi bị bắt giữ. Quân đội đang tạm nắm giữ quyền lực ở quốc gia Đông Nam Á này và cam kết sẽ tổ chức các cuộc bầu cử mới để trao lại quyền lực cho chính quyền dân sự. Nhiều người đã biểu tình phản đối đảo chính, yêu cầu các lãnh đạo dân bầu phải được trả tự do, trong đó có bà Suu Kyi.

Hôm 16/2, bà Suu Kyi đã xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn tại toà án ở thủ đô Nay Pyi Taw để trả lời các câu hỏi về quy trình và đại diện pháp lý. Lần tiếp theo bà Suu Kyi sẽ phải hầu toà là vào ngày 1/3.

Hãng tin Reuters dẫn lời người phát ngôn của chính quyền quân sự Myanmar, Chuẩn tướng Zaw Min Tun, khẳng định hôm 16/2 rằng bà Suu Kyi hiện đang ở nơi an toàn và có sức khoẻ tốt.

Quan chức này cũng nhắc lại cáo buộc gian lận trong cuộc bầu cử năm ngoái, vốn mang lại chiến thắng vang dội cho đảng Liên minh quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi. Tuy nhiên, ông không đưa ra bằng chứng nào cho cáo buộc này.

Thanh Hảo

Quân đội Myanmar điều động xe bọc thép đối phó người biểu tình

Quân đội Myanmar điều động xe bọc thép đối phó người biểu tình

Chính quyền quân sự ở Myanmar đã triển khai nhiều phương tiện bọc thép và cắt Internet tại các thành phố lớn trong hôm 15/2, trong bối cảnh nhiều cuộc biểu tình vẫn liên tục diễn ra trong tháng này.

Binh sĩ Myanmar bị tố nổ súng giải tán đám đông biểu tình

Binh sĩ Myanmar bị tố nổ súng giải tán đám đông biểu tình

Theo Reuters, lực lượng an ninh Myanmar tối 14/2 đã nổ súng để giải tán đám đông biểu tình bên ngoài một nhà máy thuộc thủ phủ Myitkyina của bang Kachin.