Phạm vi sử dụng ‘đặc biệt’ 

Phạm vi “Tác chiến đặc biệt” của SOF gồm các dạng hoạt động sau: Các chiến dịch biệt kích; trinh sát chiến lược; giúp các quốc gia khác trong hoạt động đảm bảo an ninh nội bộ, chống khủng bố; chiến tranh tâm lý; các hoạt động biệt kích; các hoạt động liên lạc với các chính quyền dân sự, giúp đỡ nhân đạo; các chiến dịch tìm kiếm, cứu hộ trên chiến trường…

Để thống nhất chỉ huy SOF, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt Mỹ (USSOCOM). Bộ Tham mưu của lực lượng này đóng tại căn cứ không quân MacDill, bang Florida, quân số khoảng 500 người.

{keywords}
Đặc nhiệm Mỹ. Ảnh: Reuters

Về cơ cấu tổ chức, dưới USSOCOM có Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt của 3 quân chủng (Lục quân, Không quân và Hải quân). Ngoài ra, trực thuộc Bộ Tham mưu của USSOCOM còn có các Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt phối hợp và cơ quan đảm bảo tình báo. Tư lệnh USSOCOM do Tổng thống bổ nhiệm, được Thượng viện phê chuẩn.

Theo luật pháp Mỹ, tất cả các hoạt động tác chiến của SOF đóng quân ngoài lãnh thổ Mỹ được tiến hành dưới sự chỉ huy của Tư lệnh các vùng chiến lược. Các chiến dịch đặc biệt riêng rẽ theo lệnh của Tổng thống cũng được tiến hành dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tư lệnh USSOCOM.

SOF lục quân – thành phần đông đảo nhất

Quân số của SOF quân đội Mỹ khoảng 42.200 người, với 25.000 quân thường trực, 17.000 dự bị. Trong đó, đông nhất là SOF lục quân Mỹ-khoảng 30.000 người, 14.700 thường trực và 14.300 dự bị.

Thành phần của lực lượng thường trực SOF lục quân Mỹ gồm: 5 nhóm đặc nhiệm “Mũ nồi xanh” (1, 3, 5, 7, 10); Đội tác chiến đặc nhiệm Delta; Trung đoàn bộ binh 75 biệt kích; Trung đoàn đặc nhiệm của không quân lục quân; Cụm các chiến dịch tâm lý số 4; Tiểu đoàn liên lạc với cơ quan dân sự  96; Tiểu đoàn liên lạc 112 và tiểu đoàn đảm bảo hậu cần 528.

Thành phần dự bị SOF lục quân Mỹ gồm: các nhóm đặc nhiệm 11 và 12; 3 ban tham mưu của các nhóm đặc nhiệm 2, 5 và 7; 9 ban tham mưu của các tiểu đoàn và 27 đại đội tâm lý; 3 bộ tham mưu của các bộ tư lệnh 351, 352 và 353; 5 cơ quan tham mưu của các lữ đoàn 354, 358, 360, 361 và 364; 4 ban tham mưu của các nhóm đặc nhiệm 304, 308, 321, 322 và 24 đại đội liên lạc với cơ quan dân sự.

Bộ Tư lệnh SOF lục quân Mỹ thành lập tháng 12/1989 và đóng ở Bắc Carolina. Trực thuộc Bộ Tư lệnh này còn có Trung tâm và Trường đào tạo J. Kennedy - tổ hợp nghiên cứu khoa học, huấn luyện SOF của lục quân.

Đặc nhiệm “Mũ nồi xanh” hoạt động ở 8 khu vực

Nhiệm vụ chủ yếu của các nhóm quân này là tiến hành trinh sát chiến lược; giúp các quốc gia nước ngoài đảm bảo an ninh nội bộ; tiến hành các hoạt động biệt kích.

Nhóm đặc nhiệm số 1 hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương; nhóm số 3 hoạt động ở khu vực châu Phi (bao gồm cả Ai Cập, Sudan, Kenia, Ethiopia và Somalia); nhóm số 5 hoạt động tại Trung Cận Đông và các nước đông bắc châu Phi; nhóm số 7 hoạt động ở Trung và Nam Mỹ; nhóm số 10 hoạt động tại khu vực châu Âu.

Chiều sâu thực hiện nhiệm vụ của các nhóm quân không bị hạn chế, nó phụ thuộc vào quyết định của các cấp chỉ huy trực tiếp và khả năng vận chuyển phương tiện, các thiết bị liên lạc. Mỗi nhóm đặc nhiệm có quân số khoảng 1.400 người, chia thành 54 đội tác chiến, mỗi đội 12 người.

Trung đoàn bộ binh 75 biệt kích ( Mũ nồi đen) là đơn vị duy nhất của quân đội  Mỹ có thể được sử dụng ở bất kỳ chiến trường nào, có nhiệm vụ trước hết là tiến hành chiến dịch biệt kích nhằm phá hủy các phương tiện tấn công hạt nhân và hóa học, các sở chỉ huy của đối phương. Trung đoàn có 3 tiểu đoàn, quân số khoảng 1.900 người, chia thành 160 đội tác chiến, mỗi đội từ 5 - 8 người.

Đội tác chiến số 1 của lực lượng đặc nhiệm Delta (quân số khoảng 400 người) được thành lập để giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu liên quan đến chống khủng bố, trước hết là khủng bố quốc tế. Thành phần nhóm đặc nhiệm và trung đoàn biệt kích.

Vũ khí, trang thiết bị chủ yếu của các đơn vị đặc nhiệm và biệt kích gồm: súng bộ binh, tổ hợp các thiết bị gây nổ, thiết bị quang - điện tử và máy ảnh, các phương tiện thông tin liên lạc vô tuyến, liên lạc vệ tinh, xe ô-tô hạng nhẹ và các trang thiết bị nhảy dù. Ngoài ra, trong mỗi nhóm đặc nhiệm còn có 2 máy bay hạng nhẹ, trong trung đoàn biệt kích còn có phương tiện chống tăng - thiết giáp và súng cối.

Toàn bộ máy bay trực thăng của SOF Lục quân Mỹ được tập trung tại Trung đoàn không quân lục quân số 160, gồm 150 chiếc máy bay các loại (yểm trợ hỏa lực AH-6, trinh sát MH-6, vận tải CH-47, đa năng UH-60 và UH-1).

Nguyên Phong

Điều đặc biệt của tàu sân bay 'già nua' nhất nước Mỹ

Điều đặc biệt của tàu sân bay 'già nua' nhất nước Mỹ

USS Nimitz, siêu tàu sân bay có tuổi đời lớn nhất của Hải quân Mỹ, đã chính thức hồi hương sau gần 1 năm rong ruổi trên các vùng biển khắp năm châu.

Chuyện chưa kể sau vụ tấn công vào căn cứ Mỹ của Iran

Chuyện chưa kể sau vụ tấn công vào căn cứ Mỹ của Iran

Tập mới được phát sóng của chương trình 60 Minutes trên kênh CBS News đã hé lộ những chuyện chưa kể về cuộc tấn công của Iran vào căn cứ Mỹ tại Iraq hồi đầu năm ngoái.