Theo hãng thông tấn Reuters, nghị quyết được hơn 130 quốc gia ủng hộ và được đồng thuận tại diễn đàn Geneva, khẳng định quyền của các quốc gia trong việc vận dụng linh hoạt các quy định hiện hành của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19.

Đại sứ Áo Elisabeth Tichy-Fisslberger, thay mặt cho Liên minh châu Âu (EU), cho biết: “EU rất hoan nghênh trước việc Hội đồng hiện nay có thể cùng chung một tiếng nói về vấn đề tiếp cận công bằng, giá cả phải chăng, kịp thời và phổ cập đối với vắc-xin Covid-19”.

{keywords}
Phòng họp Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Universal Rights Group

Trung Quốc cũng tán thành nghị quyết do Ecuador và phong trào không liên kết khởi xướng. Nước này nêu rõ rằng, bất kỳ biện pháp nào được thực hiện không chỉ phải phù hợp với luật pháp quốc tế, mà còn phải có sự đồng thuận cao. Mỹ, quốc gia có tư cách quan sát viên, đã không đồng tài trợ cho nghị quyết này.

Bên cạnh đó, Ấn Độ và Nam Phi đã đề xuất lên WTO về việc từ bỏ các quy định về bằng sáng chế giữa mùa dịch, nhằm cho phép các nhà hãng dược được sản xuất nhiều vắc-xin Covid-19 khác nhau.

Phái đoàn của Ấn Độ cũng hoan ghênh sự ủng hộ đối với việc bỏ vắc-xin Covid-19 khỏi Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (gọi tắt là TRIPS) của WTO, và cho biết: “Chúng tôi tin rằng tất cả những cách thức để phòng chống dịch bệnh, như vắc-xin, đều phải là hàng hóa mang tính công cộng trên toàn cầu”.

Tuy nhiên, giới quan sát nhận định cơ hội để đề xuất trên tạo ra bước ngoặt ở WTO là rất nhỏ. Tại cuộc họp mới nhất vào đầu tháng này, các thành viên giàu có hơn của WTO phủ quyết đề xuất của hơn 80 quốc gia đang phát triển trong việc từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc-xin Covid-19, nhằm phân phối chúng một cách dễ dàng hơn cho các nước nghèo.

AstraZeneca sẽ liên tục cập nhật kết quả thử nghiệm vắc-xin tại Mỹ

AstraZeneca sẽ công bố kết quả cập nhật từ cuộc thử nghiệm vắc-xin Covid-19 mới nhất của mình trong vòng 48 giờ, sau khi các giới chức y tế Mỹ tỏ ra nghi ngờ trước phân tích của hãng về hiệu quả của các liều vắc-xin này.

Kết quả cuộc thử nghiệm tại Mỹ được AstraZeneca công bố hôm 22/3 cho thấy, tỷ lệ hiệu quả từ vắc-xin của hãng này trong việc phòng chống virus đạt tới 79%, dựa trên một phân tích dữ liệu tạm thời cho đến ngày 17/2. Công ty này cũng cho biết sẽ “ngay lập tức tham gia” cùng một ủy ban độc lập giám sát việc thử nghiệm để chia sẻ những phân tích đầy đủ hơn.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Washington Post, ban giám sát này đã tiết lộ với các quan chức liên bang Mỹ rằng, dữ liệu thực tế cho thấy vắc-xin của AstraZeneca chỉ đạt hiệu quả từ 69% đến 74%, và họ đã “đặc biệt khuyến nghị” hãng nên thông tin đó vào tuyên bố công khai của mình.

Hôm 22/3, Viện Quốc gia về Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Mỹ (NIAID) cho hay hội đồng chịu trách nhiệm đảm bảo độ chính xác của cuộc thử nghiệm đã bày tỏ lo ngại rằng, AstraZeneca có thể đã đưa ra một thống kê không đầy đủ về hiệu quả từ vắc-xin của mình.

Bác sĩ Anthony Fauci, giám đốc NIAID, cho biết toàn bộ vấn đề là một sự cố đáng tiếc. “Nó (vắc-xin AstraZeneca) trông có vẻ là một loại vắc-xin tốt, nhưng thực tế nó chẳng đem lại gì ngoài việc tạo ra một số nghi ngờ và có thể khiến nhiều người do dự trong việc tiêm chủng”.

Sự chỉ trích hiếm hoi này đánh dấu bước lùi mới nhất của loại vắc-xin vốn được xem như một cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, song gần đây lại bị đặt nhiều nghi vấn về tính hiệu quả và các tác dụng phụ mà nó có thể gây ra.

Các tin tức đáng chú ý khác

Theo trang thống kê Worldometers, tính đến sáng ngày 24/3 (giờ Việt Nam), 100.562.292 ca bình phục Covid-19 đã được ghi nhận trên toàn cầu. Hiện tại, tổng số ca nhiễm Covid-19 của thể giới là 124.638.258, trong khi tổng số ca tử vong vẫn chỉ ở mức 2.740.924.

Giới chức y tế Canada hôm thứ 23/3 cho biết, vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca vẫn rất an toàn và sẽ tiếp tục được khuyến nghị sử dụng, bất chấp những quan ngại từ giới chức y tế Mỹ về tính hiệu quả của loại vắc-xin này

Theo phát biểu hôm 23/3 của Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock, nước này vẫn chưa có kế hoạch đưa du khách từ châu Âu vào "danh sách đỏ", song vẫn áp dụng quy định cách ly bắt buộc tại các khách sạn đối với những trường hợp nhập cảnh, trước tình trạng số ca nhiễm Covid-19 mới tiếp tục gia tăng tại châu Âu.

Ngày 23/3, Thái Lan đã quyết định gia hạn chương trình du lịch có tên gọi "We Travel Together", đồng thời thông qua một chiến dịch du lịch song song nhằm vực dậy lĩnh vực vốn đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 của nước này.

Sáng 23/3, Bộ Y tế Campuchia đã triển khai đợt tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 cho cán bộ, nhân viên Đại sứ quán; các Tổng lãnh sự quán nước ngoài; văn phòng đại diện các tổ chức quốc tế tại Campuchia.

Đợt tiêm chủng này được tổ chức tại Bệnh viện Nhi Quốc gia Campuchia tại thủ đô Phnom Penh từ ngày 23 đến 26/3. Đại sứ quán Việt Nam là cơ quan ngoại giao đầu tiên được tiêm chủng trong số 18 Đại sứ quán nước ngoài tại Campuchia, trong đó có Đức, Pháp, Australia, Candada, Thụy Điển, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan…

Việt Anh

Tổng thống Hàn Quốc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19

Tổng thống Hàn Quốc tiêm vắc-xin ngừa Covid-19

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 do hãng AstraZeneca sản xuất, trước khi ông tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 trong thời gian tới.

Thế giới hơn 100 triệu người khỏi Covid-19, vắc-xin đường uống sắp thử nghiệm

Thế giới hơn 100 triệu người khỏi Covid-19, vắc-xin đường uống sắp thử nghiệm

Đại dịch Covid-19 tiếp tục hoành hành ở 219 quốc gia và vùng lãnh thổ, lây nhiễm cho thêm hơn 392.000 người và cướp đi sinh mạng của khoảng 6.800 bệnh nhân trong 24 giờ qua.