{keywords}
 

Tờ Nikkei Asia dẫn một phân tích của công ty nghiên cứu Airfinity, Anh cho biết, khoảng 100 triệu liều vắc xin mà nhóm G7 và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã mua hoặc được dành cho sẽ hết hạn vào cuối năm nay, ngay cả khi các nước đang xem xét tiêm thêm mũi tăng cường.

Trong vòng 2 tháng tới, khoảng 240 triệu liều vắc xin sẽ hết hạn. Do thời gian còn lại quá ngắn nên việc gửi số vắc xin này tới những nước đang phát triển là rất khó khăn.

Theo Airfinity, số vắc xin ngừa Covid-19 tồn kho của EU và G7 sẽ vượt quá 1 tỷ liều vào cuối năm 2021 do cung vượt xa cầu. Phân tích giả định rằng tất cả những quốc gia trên sẽ tiêm mũi tăng cường cho dân nhưng không phê duyệt vắc xin cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Vắc xin ngừa Covid-19 cung cấp cho các quốc gia tiên tiến thường là loại sử dụng từ 6 tới 7 tháng. Khi vắc xin được phân phối tới các nước đang phát triển thông qua COVAX thì cần có thêm thời gian để vận chuyển và bảo quản lạnh đến các địa điểm tiêm chủng. Vì thế, cần phải cân nhắc về ngày hết hạn các liều vắc xin được tặng.

Nhật đã mua hoặc đồng ý mua 560 triệu liều vắc xin. Nước này đã tiêm chủng cho hơn 60% dân số dù khởi động chiến dịch tiêm chủng chậm hơn so với châu Âu và Mỹ. Gần như tất cả những người muốn tiêm vắc xin ở Nhật đều sẽ được tiêm vào khoảng tháng 11 và sau đó số vắc xin còn lại sẽ lưu kho. Nhật hiện tăng cường tặng vắc xin AstraZeneca để giảm thiểu lãng phí.

>>> Cập nhật tình hình Covid-19 mới nhất 

Hoài Linh

 

Thuốc trị Covid-19 của Merck - 'Yếu tố thay đổi cuộc chơi'

Thuốc trị Covid-19 của Merck - 'Yếu tố thay đổi cuộc chơi'

Molnupiravir, một loại thuốc kháng virus do hãng dược Merck và Ridgeback phát triển, đang được kỳ vọng là yếu tố ‘thay đổi cuộc chơi’ trong cuộc chiến với dịch Covid-19.