Điều này cho phép tạo ra một sự phản ứng đồng bộ, thống nhất giữa các lực lượng dưới đất, trên không và trong không gian vũ trụ, tạo nên sức mạnh tổng hợp và lưới phòng thủ đa tầng bền vững.

{keywords}
Ảnh minh họa: Navalpost.com

Tác chiến mạng trung tâm thường gồm 4 giai đoạn tác chiến chủ yếu: 1. Giành ưu thế thông tin, qua việc vô hiệu hóa hệ thống trinh sát-thông tin của đối phương; 2. Giành ưu thế trên không, qua việc tiêu diệt hệ thống phòng không của đối phương; 3. Tiêu diệt các hệ thống tên lửa, máy bay, pháo binh, tăng-thiết giáp… không còn chỉ huy và thông tin của đối phương; 4. Tiêu diệt hoàn toàn các ổ đề kháng của đối phương.

Tác chiến mạng trung tâm có những ưu điểm nổi bật sau:

Một là, khả năng phản ứng nhanh, giúp thay đổi kế hoạch chiến tranh trong trường hợp khẩn cấp.

Trong chiến tranh Iraq năm 2003, Mỹ đã thay đổi thời điểm bắt đầu cuộc chiến chỉ trong thời gian ngắn ngủi 4 tiếng đồng hồ. Ban đầu, Tổng thống Bush dự định phát động chiến tranh vào ngày 22/3, tuy nhiên, vào 6h30 ngày 20/3, Giám đốc CIA nhận được tin tình báo rằng nhà lãnh đạo Iraq-Saddam Hussein và các quan chức cao cấp tập trung họp tại Baghdad.

Không do dự, Tổng thống Bush quyết định đưa chiến tranh sớm lên 2 ngày. Đúng 10h35, cuộc tấn công được phát động. Phía Mỹ huy động 2 máy bay F-117A mang bom khoan sâu dẫn đường chính xác EGBU-27 và sử dụng tên lửa hành trình Tomahawk bắn từ các tàu chiến ở Biển Đỏ và Địa Trung Hải.

Hai là, tính linh hoạt, tính thời gian thực của các cuộc tấn công cao, đánh phá có hiệu quả các mục tiêu xuất hiện lâm thời.

Trong cuộc chiến Iraq, khá nhiều trong số các mục tiêu mà không quân Mỹ đánh phá là mục tiêu khẩn cấp xuất hiện lâm thời, chủ yếu là các tên lửa đất đối không, radar phòng không và các chỉ huy quan trọng của quân đội Iraq... Thời gian trung bình từ lúc phát hiện mục tiêu đến khi tiến hành tấn công là 45 phút.

Ngày 7/4/2003, liên quân nhận được tin Hussein và 2 con trai đang họp ở khu dân cư Mansun tại Baghdad, quân Mỹ lập tức ra lệnh cho máy bay ném bom B-1B đang làm nhiệm vụ trên không tiến hành ném bom. Thời điểm nhận lệnh, máy bay vừa hoàn thành việc tiếp dầu trên không, chuẩn bị tập kích mục tiêu khác. Sau khi nhận được vị trí mục tiêu do máy bay trinh sát E-3 cung cấp, nó nhanh chóng thay đổi lập trình của hệ thống vũ khí dẫn đường, trong vòng 12 phút đã ném chính xác 4 quả bom khoan sâu dẫn đường chính xác GBU-28 nặng 950kg vào mục tiêu.

Ba là, khả năng tác chiến liên hợp cao,tạo nên tác chiến nhất thể hoá giữa các lực lượng lục, hải, không quân.

Trong chiến tranh Iraq, quân Mỹ đã thành lập bộ chỉ huy liên hợp 3 quân chủng ở Doha (Qatar), hình thành mạng liên kết các trung tâm chỉ huy của các quân binh chủng, tin tức truyền đạt rất nhanh chóng. Đối với hải quân, trong các cuộc chiến tranh trước đây, mệnh lệnh tấn công trên không phải do máy bay trực thăng chuyển tới sỹ quan chỉ huy kỳ hạm, nhưng nay có thể truyền đạt trực tiếp thông qua mạng.

Trên mặt đất, các xe tăng và xe bọc thép đều lắp máy tính hiển thị tình hình chiến trường, lực lượng đặc nhiệm được trang bị khí tài chỉ thị mục tiêu và máy đo cự ly bằng lazer, nên có thể phối hợp không gián đoạn với lực lượng trên không. Bộ Tham mưu không quân còn phái sĩ quan tác chiến đến trung tâm chỉ huy của lục quân để giúp đỡ xử lý tác chiến liên hợp.

Bốn là, khả năng chỉ huy tấn công thông qua hệ thống mạng được tăng cường, mang lại hiệu quả tác chiến cao hơn.

Quân đội Mỹ đã cải tiến các máy bay tác chiến điện tử EC-130 và RC-135, làm cho chúng trở thành lực lượng chủ lực tiến hành tiến công mạng. Sau khi cải tiến, EC-130 đã có khả năng xâm nhập hệ thống C3I (Chỉ huy, kiểm soát, truyền thông, tình báo) của đối phương, truyền tải số liệu mục tiêu giả vào hệ thống chỉ huy, cung cấp các tin sai, thao túng hệ thống kiểm soát của đối phương.

Để thực hiện có hiệu quả tác chiến trên mạng, quân đội Mỹ còn phái các máy bay không người lái Predator và Volcano không trang bị bất cứ thiết bị trinh sát nào để bay vào lãnh thổ Iraq, nhử các radar phòng không Iraq mở máy, nắm vững tần số và vị trí chính xác của chúng, sau đó hai loại máy bay EC-130 và RC-135 tiến hành tấn công mạng đối với các radar đó.

Quân đội Mỹ còn dùng bom sợi các-bon, bom xung mạch, thậm chí bom sóng ngắn để phá hỏng mạng liên lạc của quân đội Iraq.

Tuy nhiên, tác chiến mạng trung tâm cũng có những điểm yếu.

Trước hết, nó lệ thuộc rất lớn vào hệ thống đường truyền số liệu, nên đối phương có thể sử dụng công nghệ cao để “gậy ông đập lưng ông”.

Đối phương có thể dùng các công nghệ tiên tiến để phá huỷ các nút thông tin, gây nhiễu, đưa thông tin sai lệch, đưa tin quá tải vào các nút và các liên kết thông tin, gây rối loạn, tắc ngẽn hoặc ngừng trệ hoạt động bình thường của mạng thông tin chiến trường thống nhất.

Một khi các kết nối bị phá vỡ, các ưu thế về tác chiến nhất thể hoá giữa các lực lượng, chỉ huy tấn công thông qua hệ thống mạng, tính linh hoạt, tính thời gian thực của cuộc tấn công trước các mục tiêu xuất hiện lâm thời cũng không còn, và tác chiến mạng trung tâm bị vô hiệu hoá.

Ngoài ra, tác chiến mạng trung tâm dễ làm cho binh lính và các chỉ huy quân đội lệ thuộc vào các thông tin do hệ thống truyền dữ liệu cung cấp.

Nguyên Phong

Mỹ rút hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất khỏi Ảrập Xêút

Mỹ rút hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất khỏi Ảrập Xêút

Mỹ đã rút toàn bộ hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất của mình và các khẩu đội tên lửa Patriot khỏi Ảrập Xêút trong vài tuần qua. 

Sức mạnh “khủng” của lực lượng hạt nhân Mỹ

Sức mạnh “khủng” của lực lượng hạt nhân Mỹ

Mỹ đang sở hữu tổng cộng khoảng 5.000 đầu đạn hạt nhân các loại.