Thu thập tin tình báo sơ bộ

Trên chiến trường phức tạp, nhiều khi các trang bị trinh sát tiên tiến cũng không có tác dụng. Trong trường hợp này sẽ cần đến sự tham gia của người lính lực lượng TCĐB. Trong cuộc chiến Iraq năm 2003, các binh sỹ của lực lượng TCĐB Mỹ đã đến Iraq bằng con đường công khai. Họ cưỡi lừa, mặc quần áo như người dân địa phương, tiếp xúc rộng rãi với người dân địa phương để thu thập tin tức tình báo.

Được trang bị các khí tài trinh sát hiện đại, họ phát hiện và xác định chính xác vị trí mục tiêu, rồi nhanh chóng sử dụng thiết bị thông tin liên lạc để truyền thông tin về trung tâm chỉ huy kiểm soát. Những người lính này được gọi là “lính trinh sát trên lưng lừa”. Phương thức trinh sát “cổ điển” này với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại đã phát huy hiệu quả.

{keywords}
Binh sĩ Mỹ tác chiến tại Iraq. Ảnh: AP

Trong tương lai gần sẽ xuất hiện người lính TCĐB mang theo hệ thống trinh sát lập thể và giám sát chiến trường. Những hệ thống này sẽ tự động thu thập số liệu, sau khi chọn lọc, xử lý sẽ truyền những thông tin cần thiết thông qua hệ thống truyền dẫn số tới trung tâm dữ liệu để sử dụng.

Hướng dẫn công kích

Đây là một dạng tác chiến “sau trinh sát” của lực lượng TCĐB. Trong đó, sau khi tiến hành trinh sát ở hậu phương địch và nắm được vị trí chính xác của mục tiêu quan trọng, người lính TCĐB sẽ sử dụng phương tiện liên lạc để thông báo mục tiêu cho không quân hoặc tên lửa thực hiện công kích, hiệu chỉnh hỏa lực và đánh giá hiệu quả công kích.

Quá trình này có thể mô tả như sau: trinh sát - định vị - gọi hoả lực - công kích - đánh giá - công kích (lần 2) – tiêu diệt. Với công nghệ hiện đại, thường thì dạng công kích này chỉ cần một chu kỳ là hoàn thành nhiệm vụ.

Trong chiến tranh Iraq năm 2003, lực lượng Delta và Mũ nồi xanh của Mỹ đã tiếp cận các mục tiêu có giá trị từ trước cuộc chiến, sau đó sử dụng các thiết bị thuộc hệ thống định vị toàn cầu và khí tài thông tin số tiên tiến truyền dữ liệu mục tiêu về trung tâm chỉ huy để hướng dẫn hoả lực công kích chính xác vào mục tiêu.

Đây là một trong những yếu tố giúp quân đội Mỹ đánh trúng các mục tiêu quan trọng của Iraq và nhanh chóng kết thúc cuộc chiến.

Trong chiến tranh hiện đại, các bên tham chiến đều hết sức coi trọng việc bảo vệ các mục tiêu quan trọng thông qua sử dụng công nghệ nguỵ trang tiên tiến, bố trí mục tiêu giả, thay đổi liên tục vị trí các mục tiêu trọng yếu… do vậy, đòi hỏi độ chính xác cao khi thực hiện công kích.

Khi đó, vai trò của các nhóm binh sỹ TCĐB mật phục ở gần khu vực mục tiêu sẽ cực kì quan trọng. Nhờ thực hiện trinh sát gần, họ nắm được các tin tình báo mới nhất, dùng các phương tiện tiên tiến nhất để truyền những thông tin mới nhất về mục tiêu cho trung tâm hoả lực.

Với công nghệ xử lý dữ liệu tiên tiến, thời gian thực hiện quá trình này sẽ được rút ngắn đến mức tối thiểu, thậm chí có thể thực hiện “nhìn tới đâu, đánh tới đó”. Lực lượng TCĐB làm nhiệm vụ hướng dẫn công kích trở thành “con mắt” của vũ khí điều khiển chính xác.

Hành động trực tiếp

Nhìn chung, “hành động trực tiếp” là hành động tiến công quy mô nhỏ và công kích thời gian ngắn vào vị trí, khu vực đối phương đóng quân hoặc khu vực nhạy cảm về chính trị do đối phương kiểm soát. Hành động trực tiếp chủ yếu bao gồm: tập kích tiêu diệt, tập kích phá hoại, tập kích/phục kích bắt tù binh để khai thác và các hành động khác.

Hành động tác chiến trực tiếp truyền thống thường là tập kích bất ngờ, lấy ít thắng nhiều. Còn trên chiến trường hiện đại, hành động tác chiến trực tiếp có quy mô ngày càng lớn, trong nhiều trường hợp có thể độc lập làm nhiệm vụ chiến dịch.

Trong cuộc chiến Afghanistan, quân đội Mỹ đã sử dụng hàng nghìn lính TCĐB trực tiếp tiến hành truy quét các nhóm tàn quân Taliban và lực lượng khủng bố al-Qaeda. Trong chiến tranh Iraq 2003, các phân đội Hải báo của Mỹ đã tập kích và đánh chiếm hơn 1.500 giếng dầu và trạm khí đốt của Iraq, phá vỡ kế hoạch của Iraq đốt cháy các giếng dầu nhằm ngăn chặn lực lượng mặt đất Mỹ tiến quân.

Trong chiến tranh hiện đại với sự đối kháng mang tính hệ thống ngày càng rõ nét, nếu lực lượng TCĐB có thể tập kích tiêu diệt, phá huỷ hệ thống chỉ huy, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống bảo đảm hậu cần của đối phương thì khả năng giành phần thắng sẽ rất lớn.

Vũ khí điều khiển chính xác tầm xa là loại vũ khí tác chiến duy nhất có thể thay thế lực lượng TCĐB làm nhiệm vụ này, nhưng với điều kiện phải đạt ưu thế vượt trội về tình báo và thông tin - ưu thế này không phải quốc gia nào và lúc nào cũng có được. Chưa kể, không một lực lượng tác chiến nào có thể thay thế hiệu quả lực lượng TCĐB trong các hành động tập kích tiêu diệt đầu sỏ hay bắt tù binh.

Trong chiến tranh Iraq, lực lượng TCĐB Mỹ là lực lượng đi đầu trong hành động xâm nhập vào quốc gia này. Trên tuyến phía bắc, họ ngăn quân đoàn 5 của Iraq tăng viện cho thủ đô Baghdad; phía tây, họ tiến hành trinh sát đặc biệt và trực tiếp tham gia tác chiến; phía nam, chi viện cho lực lượng mặt đất của Liên quân tiến công về hướng Baghdad.

Kết thúc chiến tranh, lực lượng TCĐB có vai trò quyết định trong việc truy tìm, giết và bắt giữ phần lớn các nhân vật cao cấp của chính quyền Iraq, kể cả Tổng thống Hussein và 2 con trai ông này. Đầu tháng 5/2011, lực lượng SEAL của Mỹ đã đột kích, tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden tại thị trấn Abbottabad.

Lực lượng TCĐB được trang bị vũ khí công nghệ cao, cỡ nhỏ, hiệu suất tác chiến lớn, giúp họ bí mật tiềm nhập, tập kích bất ngờ, do vậy, chiến thuật hành động trực tiếp sẽ được lực lượng TCĐB sử dụng rộng rãi. Theo các chuyên gia quân sự, trên chiến trường thông tin hoá tương lai, việc trang bị và sử dụng vũ khí nano trong hành động bí mật tiềm nhập và tập kích bất ngờ sẽ trở thành hướng phát triển quan trọng cho lực lượng TCĐB.

Nguyên Phong

Tên lửa Katuysha rơi trúng căn cứ nhà thầu quân sự Mỹ ở Iraq

Tên lửa Katuysha rơi trúng căn cứ nhà thầu quân sự Mỹ ở Iraq

Bốn tên lửa Katyusha đã rơi trúng căn cứ của các nhà thầu quân sự Mỹ tại Iraq hôm 3/5.

Bí ẩn tên lửa siêu vượt âm được Mỹ trang bị cho tàu khu trục Zumwalt

Bí ẩn tên lửa siêu vượt âm được Mỹ trang bị cho tàu khu trục Zumwalt

Theo trang tin tức quân sự USNI News, tàu chiến đầu tiên của Hải quân Mỹ được trang bị tên lửa siêu thanh sẽ là khu trục tàng hình lớp Zumwalt.