Những tài liệu của Liên Xô trong thập niên 1960 từng ghi nhận việc cơ quan dầu khí nước này khi khoan thăm dò mỏ khí đốt Urta-Bulak (Nay thuộc Uzbekistan) vào tháng 12/1963 đã gặp sự cố khiến khí ga ở một miệng hố thất thoát đến 12 triệu mét khối/ngày, và tạo ra một ngọn lửa lớn cháy rừng rực bất kể ngày đêm.

{keywords}
Quả bom hạt nhân 30 kiloton được dùng để lấp miệng khí ga. Ảnh: Energy Global News/ Pravda

Trong ba năm sau đó, Liên Xô đã sử dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật để dập tắt đám cháy trên, cũng như để tránh việc khí ga tiếp tục thất thoát. Nhưng tất cả mọi phương pháp đều thất bại và khiến lửa ngày càng cháy to hơn. 

Trang Energy Global News cho biết, chính quyền Liên Xô vào mùa thu năm 1966 đã quyết định sử dụng bom hạt nhân để lấp miệng hố ga trên.

Các tài liệu ghi lại cho biết, các cơ quan chức năng Liên Xô đã cho đào một đường hầm có độ sâu 1.500m nằm cách dòng chảy của miệng hố ga cháy khoảng 25-50m. Sau đó vào ngày 30/9/1966, họ sử dụng thiết bị đặc biệt chở quả bom hạt nhân có sức công phá 30 kiloton xuống lòng đất và cho kích nổ. Sau khi bom hạt nhân được kích nổ khoảng 23 giây, ngọn lửa cháy rừng rực trên miệng hố ga tắt hoàn toàn.

Giới chức Liên Xô trong một thông cáo sau đó tuyên bố, vụ nổ hạt nhân dưới lòng đất trên hoàn toàn được kiểm soát và không có bất kỳ sự rò rỉ phóng xạ nào được ghi nhận ở khu vực xung quanh mỏ khí đốt Urta-Bulak.

Video: Atomic Archive

Tuấn Trần

Nga và Trung Quốc đang bỏ xa Mỹ trong hiện đại hóa vũ khí hạt nhân

Nga và Trung Quốc đang bỏ xa Mỹ trong hiện đại hóa vũ khí hạt nhân

Một quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ cảnh báo nước này đang tụt hậu trong cuộc đua hiện đại hóa vũ khí hạt nhân với Nga và Trung Quốc.

Hé lộ tiềm lực vũ khí hạt nhân của Mỹ

Hé lộ tiềm lực vũ khí hạt nhân của Mỹ

Kho vũ khí hạt nhân của Mỹ bao gồm loại chiến lược và phi chiến lược, trong đó mỗi loại lại được chia thành nhiều mảng khác nhau.