Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ Bill Clinton đã để thất lạc mã phóng vũ khí hạt nhân suốt nhiều tháng trời.
Triều Tiên thử vũ khí chiến thuật, siêu tối tân
Ông Trump 'nới' điều kiện gặp Kim Jong Un
Kim Jong Un chia 200 tấn quýt Hàn Quốc tặng cho những ai?
Tiến trình Tổng thống phải tuân thủ nếu ra lệnh các cuộc tấn công vũ khí hạt nhân không đơn giản là chỉ việc nhấn nút. Thành phần chính của tiến trình là các mã phóng và chúng không được phép rời xa Tổng thống, luôn được một trong 5 trợ tá quân sự của ông mang theo (mỗi trợ tá đại diện cho một trong 5 quân chủng của Quân đội Mỹ).
Các mã phóng được in trên một tấm thẻ được gọi là "bánh quy", cất trong một "quả bóng", tức là chiếc "cặp da khẩn cấp" của Tổng thống.
Tuy nhiên, theo tiết lộ gần đây của Tướng Hugh Shelton, nguyên Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ từ tháng 10/1997 đến tháng 9/2001, Tổng thống Bill Clinton từng để thất lạc các mật mã quan trọng này.
Cụ thể, vào khoảng năm 2000, một thành viên của ban giám sát mọi mặt của tiến trình phóng hạt nhân thuộc Lầu Năm Góc được cử tới Nhà Trắng để kiểm tra các mã phóng và đảm bảo chúng chính xác. Đây là thủ tục phải làm mỗi tháng một lần (Bộ mã được đổi 4 tháng một lần).
Một trợ tá báo với quan chức kể trên rằng, Tổng thống đang cầm bộ mã nhưng ông đang bận cuộc họp quan trọng nên không thể cung cấp. Viên trợ tá nhấn mạnh, ông Clinton luôn chú ý đến các mã phóng và giữ chúng bên mình. Quan chức Lầu Năm Góc cảm thấy không hài lòng nhưng chấp nhận lời giải thích và ra về.
Lần kiểm tra tiếp theo được thực hiện vào tháng sau đó, và quan chức lần trước nghỉ phép nên Lầu Năm Góc cử một người khác tới Nhà Trắng. Người này lại nhận được câu trả lời tương tự - Tổng thống rất bận nhưng luôn mang theo các mã phóng bên mình.
Một trợ tá quân sự mang "quả bóng", tức chiếc cặp da chứa các kế hoạch chiến tranh hạt nhân, lên chuyên cơ Không lực 1 ở Căn cứ Không quân Andrews, tháng 4/2010. (Ảnh: AP) |
"Vở hài kịch sai sót tiếp diễn, mà tôi chắc Tổng thống Clinton không hay biết, cho đến hạn kiểm tra cuối cùng để thay chúng bằng một bộ mã mới", tướng Shelton viết trong một cuốn sách.
"Đến lúc đó, chúng tôi biết rằng vị trợ tá không hề biết các mật mã cũ đâu, bởi vì chúng đã thất lạc nhiều tháng rồi", ông Shelton tiết lộ thêm. "Tổng thống chưa từng có chúng, nhưng tôi chắc ông nghĩ viên trợ tá đang giữ chúng".
Tướng Shelton và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khi đó là William Cohen đã được báo cáo gấp. Vấn đề mất mã phóng lập tức được giải quyết bằng cách đổi mã.
Hai ông Shelton và Cohen khi đó lo ngại câu chuyện bị lộ cho báo chí và trở thành một nỗi xấu hổ. Tuy nhiên, không một từ nào về sự việc rò rỉ ra ngoài. Tướng Shelton cho biết, vụ việc được nhắc đến trong cuốn sách ông viết từ năm 2010 là lần chia sẻ công khai đầu tiên.
Thanh Hảo
Triều Tiên 'vẫn phát triển hạt nhân và tên lửa'
Triều Tiên tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa kể cả sau hội nghị lịch sử hồi tháng 6 giữa Chủ tịch Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tên lửa Nga uy lực cỡ nào khi Mỹ bỏ hiệp ước hạt nhân?
Các chuyên gia cho rằng, khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF), Nga có thể phát triển những loại tên lửa hiện đại mới.
Kịch bản chiến tranh hạt nhân và những lựa chọn tấn công của Nga
Nhiều người cho rằng, Mỹ rút khỏi INF có thể sẽ khoét sâu thêm những bất đồng hạt nhân giữa Nga và Mỹ, thậm chí xảy ra chiến tranh hạt nhân.
Mỹ bỏ hiệp ước hạt nhân với Nga, Trung Quốc 'giật mình'?
Trong trường hợp Mỹ chính thức rút khỏi INF, dù không phải một nước thành viên hiệp ước, song Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực từ cả hai phía.
Lý do thực sự khiến Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) ký với Nga, với lý do Moscow vi phạm hiệp ước.