XEM CLIP:

 

Trao đổi với PV VietNamNet ngày 16/8, đại diện Ban Quản lý dự án 7 cho biết, hiện cầu sắt Bình Lợi đang trong quá trình "chạy nước rút" để hoàn thành trong tháng 8.

"Dự kiện trong tháng 8 này chúng tôi sẽ xong dự án chứ không thể chờ lâu hơn nữa. Hiện hệ thống đường dẫn và các công đoạn khác đã hoàn thành" - vị đại diện nói.

Cũng theo vị đại diện, ngay khi dự án hoàn thành thì bắt đầu thực hiện việc tháo dỡ cầu Bình Lợi cũ.

"Hiện UBND TP đã đề xuất giữ lại 2 nhịp 1 và 2 bên phía đầu quận Thủ Đức và chúng tôi cũng đang xin ý kiến của Bộ GTVT, nếu phương án chấp thuận thì sẽ giữ 2 nhịp này và bắt đầu tháo dỡ những hạng mục khác" - vị đại diện thông tin thêm.

{keywords}
Cầu sắt Bình Lợi là cây cầu đầu tiên vượt sông Sài Gòn, được xây dựng từ năm 1900 và hoàn thành vào tháng 2/1902
{keywords}
Cầu nằm tại km1719 + 089 thuộc tuyến đường sắt Sài Gòn - Nha Trang thời Pháp thuộc
{keywords}
Với chiều dài 276m với 6 nhịp được thiết kế theo kết cấu vòm thép, ngoài phục vụ đường sắt còn có đường bộ dành cho xe 2 bánh. Cây cầu là chứng tích lịch sử của Sài Gòn - TP.HCM, thành dấu ấn khó phai trong ký ức người dân TP 
{keywords}
Sau 117 năm đi vào hoạt động cầu sắt Bình Lợi (bên phải) đã bị xuống cấp nghiêm trọng, đặc biệt khi thủy triều lên, các tàu thuyền qua lại đều bị mắc kẹt

 

{keywords}
Vào năm 2015, Bộ GTVT đã phê duyệt một cây cầu xe lửa mới song song với cầu này
{keywords}
Trước ngày tháo dỡ, UBND TP đề nghị Bộ GTVT có phương án bảo tồn nguyên trạng một phần cầu đường sắt Bình Lợi...
{keywords}
 …để lưu giữ dấu tích xưa và phục vụ nghiên cứu khoa học sau này
{keywords}
Hướng nhìn cầu Bình Lợi từ quận Thủ Đức
{keywords}
Hơn 4 năm từ ngày khởi công và sau nhiều lần trễ hẹn, dự kiến cuối tháng 8 này, cầu đường sắt Bình Lợi mới sẽ thông xe. Khi đó, cầu trăm tuổi sẽ bị tháo dỡ, nhưng TP.HCM đề xuất giữ lại 2 nhịp 1 và 2 cầu bên phía đầu quận Thủ Đức

 

{keywords}
Theo thời gian, những thanh sắt nẹp tà vẹt đường ray đã bị hoen rỉ và cong vênh
{keywords}
Tấm bảng xưa ghi rõ cầu thuộc quản lý bởi Công ty đường sắt Sài Gòn
{keywords}
Tòa nhà quản lý cầu Bình Lợi cũ ghi rõ thời gian tháng 10/1948
{keywords}
Những thanh tà vẹt bằng gỗ hư hỏng được thay thế để bên cạnh lối đi dành cho người đi bộ
{keywords}
Ngoài việc cho xe lửa chạy qua, thì các phương tiện khác cũng đã bị cấm qua lại, chỉ dành thêm cho người đi bộ
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Những thiết bị an toàn cho giao thông gắn trên cầu cũng đã bị xuống cấp 
{keywords}
Một lan can trên cầu nơi dành cho người đi bộ đã bị đứt rời

 

{keywords}
Thậm chí, nhiều hộ dân xung quanh còn lấy lan can bảo vệ làm chỗ để phơi đồ
{keywords}
Suốt hơn 1 thế kỷ, cầu sắt đã bị “bào mòn” theo năm tháng
{keywords}
Lối lên dành cho công nhân bảo trì sửa chữa - hướng nhìn quận Gò Vấp
Từng đen thối như sông Tô Lịch, kênh Nhiêu Lộc 'khét tiếng' giờ ra sao?

Từng đen thối như sông Tô Lịch, kênh Nhiêu Lộc 'khét tiếng' giờ ra sao?

Từng một thời 'khét tiếng' về dòng kênh đen kịt và hôi thối, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (TP.HCM) giờ đây đã khoác lên mình diện mạo hoàn toàn khác, trong xanh, sạch sẽ.

Bùi Cảnh - Như Sỹ