Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số

Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đánh giá: “Cuộc cách mạng 4.0 đã và đang diễn ra nhanh chóng, tác động đến mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội. Với vai trò là cơ quan thực hiện các chính sách ASXH quan trọng của đất nước, ngành BHXH Việt Nam đã nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp, đặc biệt tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa CNTT để thực hiện mục tiêu xây dựng ngành BHXH Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hướng tới sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. BHXH Việt Nam đã cùng với các bộ, ngành, địa phương xây dựng Chính phủ số, cung cấp ngày càng nhiều các tiện ích cho tổ chức và cá nhân”.

{keywords}
Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh phát biểu tại Hội nghị

Ngày 18/2/2015, BHXH Việt Nam tổ chức khai trưởng Cổng thông tin điện tử và bắt đầu triển khai giao dịch điện tử với các tổ chức, người dân khi thực hiện một số thủ tục hành chính liên quan đến công tác thu nộp BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.

Năm 2019, BHXH Việt Nam đã tích hợp, liên thông các phần mềm nghiệp vụ, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp kết nối hệ thống thông tin quản lý hộ tịch quanh trục dữ liệu quốc gia để thực hiện việc liên thông cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi khi làm thủ tục cấp giấy khai sinh.

Tháng 12/2020, BHXH Việt Nam đã chính thức hoàn thành việc cung cấp 100% các dịch vụ công cấp độ 4 cho tất cả TTHC của ngành.

Theo Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, ngay từ thời điểm đầu xây dựng hệ thống, BHXH Việt Nam đã hướng tới hệ sinh thái 4.0, phục vụ tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp với các dịch vụ như tin nhắn SMS, thanh toán trực tuyến, hệ thống Chatbox, hỗ trợ khách hàng, thiết lập Fanpage truyền thông và tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân trên mạng xã hội... Mới đây nhất, ngày 16/11/2020, BHXH Việt Nam đã công bố ứng dụng BHXH số VssID trên nền tảng thiết bị di động.

Trong 3 năm liên tiếp từ 2017-2019, Bộ Thông tin truyền thông đánh giá BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ triển khai hiệu quả ứng dụng CNTT, dịch vụ công trực tuyến và giữ vị trí số 2 trong bảng xếp hạng ICT Index, đồng thời đứng thứ nhất trong bảng đánh giá phát triển Chính phủ điện tử.

Ngoài ra với hệ thống thông tin giám định BHYT, BHXH Việt Nam đã nhận được giải thưởng của hiệp hội An sinh xã hội Đông Nam Á (ASSA) và Hiệp hội An sinh xã hội Quốc tế (ISA).

Hiệu quả lớn từ giám định BHYT điện tử

{keywords}
 

Sau khi vận hành, Hệ thống Giám định BHYT đã kết nối, liên thông dữ liệu giữa cơ quan BHXH với gần 13.000 cơ sở KCB trên toàn quốc và đến nay đã tiếp nhận gần 700 triệu hồ sơ đề nghị thanh toán BHYT, với hơn 9,2 tỷ bản ghi dữ liệu.

Việc triển khai hệ thống đã giúp cơ sở KCB quản lý khai thác thông tin, lịch sử khám chữa bệnh của người bệnh, tra cứu thẻ BHYT và quản lý thông tuyến trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời đã số hóa, tạo lập được cơ sở dữ liệu về nhân viên y tế, danh mục thuốc, dịch vụ kỹ thuật, vật tư y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Trong công tác khám chưa bệnh đã giúp thay đổi quy trình quản lý KCB, giảm TTHC, giảm thời gian chờ đợi của người bệnh.

Từ 25/11/2020, Bộ Y tế và BHXH Việt Nam đã thống nhất thí điểm thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng BHXH số VssID. Theo đó, người tham gia BHYT tại 10 tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề do đợt bão lũ vừa qua có thể sử dụng thông tin thẻ BHYT trên ứng dụng VssID khi đi KCB BHYT thay cho thẻ giấy.

Cùng với đó, những thông tin phân tích, cảnh báo kịp thời. Hệ thống đã giúp các nhà quản lý, các cơ sở KCB điều chỉnh giảm các nội dung chi quá mức. Nhiều cơ sở y tế đã chuyển biến tích cực trong chỉ định điều trị, chỉ định cận lâm sàng, chỉ định năm viện, tỉ lệ điều trị nội trú... Người dân được hưởng thụ đầy đủ các chính sách, quyền lợi về BHYT và cũng đồng thời được hưởng thụ các dịch vụ y tế tiên tiến và hiện đại hiện nay. Trong khi đó vừa kiểm soát tối ưu, chặt chẽ, hiệu quả Quỹ BHYT theo dự toán chi KCB được Thủ tướng Chính phủ giao của năm.

Ông Nguyễn Thế Mạnh đánh giá: “Đối với ngành BHXH Việt Nam, việc triển khai hệ thống đã thay đổi cơ bản phương thức giám định BHYT. Trước đó, việc giám định được tiến hành thủ công, mất rất nhiều thời gian, nhân lực và các vấn đề sai sót được phát hiện mang tính nhỏ lẻ, cá biệt, chưa bao quát, chưa toàn diện, và chưa kiểm soát chặt chẽ Quỹ BHYT. Từ khi áp dụng hệ thống, công nghệ kỹ thuật số đã được tích hợp vào các quy trình nghiệp vụ giám định, toàn bộ dữ liệu về thanh toán đã được giám định tự động với hơn 300 quy tắc.

Hiện nay, BHXH vẫn đang tiếp tục nâng cấp, bổ sung thêm các quy tắc để đáp ứng nhu cầu thực tế. Qua đó, phát hiện và cảnh báo nhiều hồ sơ sai sót, từ chối thành toán sai quy định, sai quy trình kỹ thuật... và sai phác đồ điều trị”.

Đầu năm 2020, thực hiện yêu cầu của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, BHXH Việt Nam đã xây dựng công cụ giám sát các bệnh mãn tính để hỗ trợ ngành Y tế ngăn ngừa, phòng chống hiệu quả dịch bệnh. Tổng giám đốc BHXH Việt Nam cho biết: “Lấy tinh thần chỉ đạo của Chính phủ “Cần nghĩ lớn, nghĩ tổng thể nhưng bắt đầu từ cái nhỏ nhất”, “Hành động nhanh, kết quả lớn, làm đến đâu, chắc đến đó” làm phương châm hoạt động chính của ứng dụng CNTT ngành BHXH Việt Nam”.

Thúy Ngà