- Bộ trưởng Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng đề nghị làm rõ thẩm quyền ban hành văn bản của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, khẳng định “chắc chắn là sai thẩm quyền”.

Chủ tịch QH: Nhiều thủ tục của mình cay độc lắm
Thủ tướng: Nhiều bộ tuyên bố cắt giảm thủ tục nhưng còn hình thức
Thủ tục xây dựng ở vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc đắt hơn miền Nam

Hôm nay, Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với các Bộ Y tế, LĐ-TB&XH, KH-CN, NN&PTNT, Tư pháp về cắt giảm thủ tục kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh. 

DN hoang mang, khủng hoảng

Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM kêu cứu cho hàng ngàn DN về việc văn bản của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 1, yêu cầu tái xuất các lô hàng lúa mì lẫn cỏ dại Cirsium Arvense.

{keywords}
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực, thực phẩm TP.HCM

Theo bà Lý Kim Chi, 10 ngày qua, DN TP.HCM khốn đốn, lao đao vì công văn của Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) yêu cầu các chi cục thực hiện từ 1/11/2018, không cho các DN được nhập lúa mì có cỏ dại Cirsium Arvense với lý do ảnh hưởng đến môi trường.

“Hiện có nhiều tàu chuẩn bị cập cảng, mà lệnh của Cục là phải tái xuất các lô hàng này. Đây là lệnh của Cục chứ không phải của Bộ trưởng. Khi nghe tin này, các nước làm việc với ta như Mỹ, Canada ngưng hết, không ký kết đàm phán. Tình trạng là sẽ ảnh hưởng hết đến các DN”, bà Lý Kim Chi bức xúc.

Bà Chi cùng các DN nghiên cứu và gửi thư khẩn cấp cho Bộ trưởng NN&PTNT và ngay hôm sau đã nhận được hồi đáp của Bộ trưởng chỉ đạo Cục tổ chức cuộc họp.

“DN hoang mang hết rồi. Chỉ xin Bộ trưởng là lui, không áp dụng từ ngày 1/11 vì ảnh hưởng toàn bộ đến giao dịch quốc tế”, lời bà Chi.

Bà Chi cũng thông tin thêm, nửa tháng nay, các đàm phán quốc tế về nhập khẩu bột mỳ đang bị dừng lại, DN TP đang trong tình hình “khủng hoảng kinh khủng”.

Lộng hành, không đúng thẩm quyền phải thu hồi

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị làm rõ thẩm quyền ban hành văn bản của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, khẳng định “chắc chắn là sai thẩm quyền”.

Bởi theo ông, cục trưởng của một bộ không có thẩm quyền ban hành các văn bản trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Chưa xét đến vấn đề đúng sai, nhưng như vậy tác động rất nhiều đến các hoạt động kinh doanh của DN.

“Không bao giờ đưa một quy định chặt đứt ngay và quan điểm của Thủ tướng là không cho phép hồi tố”, Chủ nhiệm VPCP lưu ý và đề nghị kiểm tra, nếu sai thẩm quyền phải chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng.

{keywords}
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng

Ngay lập tức, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhận được thẩm tra của VPCP và cho biết, đây là sự việc chi cục thực hiện chỉ đạo của Cục Bảo vệ thực vật. Cụ thể ngày 5/9 vừa qua, Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 1 ban hành Công văn số 95 về việc bắt đầu từ 1/11/2018, các lô hàng vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bị nhiễm cỏ dại yêu cầu phải tái xuất.

“Xét về tính pháp lý là hoàn toàn không đúng thẩm quyền. Cục đã không đúng thẩm quyền nhưng chi cục căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của cục ra một văn bản như vậy là càng sai thẩm quyền”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng phê bình và nhắc, cán bộ công chức chỉ được phép làm những gì luật cho phép.

Nhấn mạnh, việc làm của Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 1 và Cục Bảo vệ thực vật là không đúng tinh thần quy định của pháp luật, Chủ nhiệm VPCP đề nghị đại diện Bộ NN&PTNT tiếp thu.

Bà Nguyễn Thị Kim Anh, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ NN&PTNT cho biết, hiện Cục Bảo vệ thực vật đang thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ để xử lý việc này.

“Ngày 18/10, cục sẽ họp với Hiệp hội Lương thực, thực phẩm để bàn về tác động của văn bản đó, chúng tôi sẽ trao đổi, báo cáo lãnh đạo bộ để xử lý ngay”, bà Kim Anh thông tin.

{keywords}
Ảnh: Nhật Bắc

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng yêu cầu, nếu xác định sai thẩm quyền là yêu cầu phải thu hồi, còn việc bàn về tác động, đó là quá trình của bộ liên quan đến đối tượng tác động, tính toán lợi ích quốc gia, đến cả đối ngoại chứ không phải chỉ có DN với DN.

“Tinh thần của Thủ tướng là quyết liệt xây dựng Chính phủ kiến tạo, thượng tôn pháp luật, những việc làm sai pháp luật, sai thẩm quyền đều phải bác bỏ, xử lý, báo cáo Thủ tướng công khai công luận.

Việc một chi cục ban hành văn bản dở hơi chưa từng có ở Việt Nam, không đúng thẩm quyền bắt cả nước thực hiện là không thể chấp nhận được”, ông Dũng nhấn mạnh.

Đây mới là thủ tục hành chính ngốn tiền doanh nghiệp nhất

Đây mới là thủ tục hành chính ngốn tiền doanh nghiệp nhất

Với chi phí tuân thủ là 64,1 triệu đồng đã làm nhóm thủ tục xây dựng trở nên đắt đỏ bậc nhất trong bảng xếp hạng chỉ số APCI 2018.

Doanh nghiệp kêu phải vắt chân lên cổ chạy thủ tục

Doanh nghiệp kêu phải vắt chân lên cổ chạy thủ tục

Doanh nghiệp kêu phải chạy vắt chân lên cổ may ra mới kịp làm giấy phép xuất nhập khẩu chỉ vì thủ tục kiểm tra chuyên ngành quá rắc rối.

'Có thủ tục là có làm khó, có đánh chén'

'Có thủ tục là có làm khó, có đánh chén'

Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên nhấn mạnh: “Quá nhiều thủ tục, thủ tục gắn với lợi ích, có thủ tục là có làm khó, là có đánh chén”.

Thủ tướng: 'Thủ tục bán gà còn lâu hơn nuôi gà'

Thủ tướng: 'Thủ tục bán gà còn lâu hơn nuôi gà'

“Nhiều doanh nghiệp phản ánh chu kỳ sản phẩm sản xuất ra đã vất vả rồi nhưng thủ tục để đưa vào tiêu thụ, xuất khẩu còn phức tạp hơn", Thủ tướng nói.

DN đến sở 52 lần xin giấy phép con, thời gian đâu làm việc

DN đến sở 52 lần xin giấy phép con, thời gian đâu làm việc

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng lưu ý các bộ ngành đừng đặt ra giấy phép con. “Giấy phép mà không có bao lót đừng hòng người ta cho”.

Thu Hằng