Chiều 9/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM tổ chức họp báo công bố thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP.

Tại buổi họp báo, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM đã có trao đổi lại về tình trạng “bom” hàng thời gian qua.

{keywords}
Thượng tá Lê Mạnh Hà cung cấp thông tin về việc "bom" hàng thời gian qua tại họp báo

Theo ông Hà, trong ngày 8/9 ông đã cung cấp rõ thông tin: các hãng shipper không bị “bom” hàng, mà chỉ có đi chợ hộ ở địa phương là đặt hàng nhưng không nhân hàng với 6 nhóm nguyên nhân. Tuy nhiên, một số thông tin đưa thông tin không chính xác.

Nói thêm về nội dung này, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Phát thanh - Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho rằng, một số báo chí hôm qua có giật tít: “Không có chuyện “bom” hàng” là không đúng bản chất".

Trong khi công an thông tin không có chuyện “bom” hàng tại các hãng shipper, nhưng có việc đặt hàng mà không nhận hàng trong việc đi chợ hộ. Việc đưa tin như thế làm cho bà con hiểu nhầm.

Trước đó, tại buổi họp báo chiều 8/9, Thượng tá Lê Mạnh Hà đã thông tin về 6 lý do “bom” hàng thời gian qua xảy ra trong mùa dịch.

Theo ông Hà, căn cứ phản ánh của các cơ quan báo chí, Công an TP chỉ đạo các địa phương tổ chức làm việc với các đơn vị liên quan. Qua làm việc với các cơ quan quản lý shipper, các đơn vị này báo cáo hiện chưa phát hiện sự cố “bom” hàng.

Còn tại 21 quận, huyện, TP Thủ Đức, có hiện tượng đặt hàng mà không nhận hàng. Công an đã làm việc với 200 trường hợp đặt mua mà không nhận hàng.

Việc không nhận hàng có 6 nguyên nhân: Thứ nhất, do một số người dân không rành công nghệ nên khi thao tác đặt hàng thì trùng đơn, nhưng người dân không biết cách hủy nên hệ thống vẫn thực hiện.

Thứ hai, là địa chỉ giao hàng không chính xác nên lực lượng không tìm được địa chỉ. 

Thứ ba, người dân đã hủy đơn nhưng hệ thống không cập nhập kịp nên vẫn giao hàng.

Thứ tư, đơn hàng giao quá lâu nên người dân chọn kênh phân phối khác để mua. Đơn hàng giao quá trễ nên người dân từ chối nhận đơn hàng.

Thứ năm, có trường hợp không cung cấp đúng mặt hàng đã đặt, không đủ đơn hàng hoặc sai đơn nên người dân từ chối nhận hàng. Ví dụ, người dân đặt nguyên con gà nhưng chỉ giao cánh gà hoặc đùi gà nên không nhận hàng.

Thứ sáu, có trường hợp đơn hàng đã nhận nhưng giao tiếp đơn khác nên người dân từ chối nhận.

Thượng tá Lê Mạnh Hà cũng cho biết, hiện Công an TP.HCM tiếp tục chỉ đạo công an địa phương làm rõ các trường hợp phản ánh về hành vi cố tình đặt hàng không nhận, gây khó khăn cho lực lượng của địa phương.

Phong Thuận 

Hàng ăn uống ở TP.HCM vẫn chưa thể mở lại ngay

Hàng ăn uống ở TP.HCM vẫn chưa thể mở lại ngay

Sáng 9/9, nhiều quán ăn uống tại TP.HCM rục rịch mở cửa trở lại sau khoảng 3 tháng ‘đóng băng’ nhưng chưa thể thực hiện bán mang đi.