Theo chân các cán cán bộ chiến sĩ ở ở biên giới Việt - Lào đoạn qua các bản làng người đồng bào thiểu số ở huyện miền núi Hướng Hóa rét buốt. Con đường chạy dọc vùng biên chỉ lác đác vài ngọn đèn phát ra từ những ngôi nhà sàn, còn ở các chốt phòng dịch Covid-19 thì sáng trưng bởi các đống lửa lớn.

Chỉ còn vài tiếng nữa, tiết trời chuyển mình sang năm mới - đón Tết Tân Sửu, các chiến sĩ tại đồn Biên phòng Thuận và đồn Biên phòng Thanh vẫn đang bảo vệ từng tấc đất trên miền sơn cước Quảng Trị.

"Chúng tôi trực biên giới 24/24 với 16 chốt"

Đồn Biên phòng Thuận và đồn Biên phòng Thanh chịu trách nhiệm trực gần 45km đường biên giới Việt Nam - Lào. Nhiệm vụ được thực hiện 24/24 với nhiều ca trực khác nhau.

{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Đồn Biên phòng Thanh kiểm tra các đối tượng nghi ngờ trong đêm 30 Tết

Các chiến sĩ vừa đảm bảo an ninh, giữ vững chủ quyền tổ quốc vừa phòng, chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Đặc biệt, nó diễn ra nhiều trên địa bàn biên giới có lượng người qua lại lớn như Quảng Trị.

Theo trung tá Ngô Trường Khôi - Đồn trưởng đồn Biên phòng Thanh: “Với nhiệm vụ 100% chiến sĩ phải trực, đơn vị luôn nỗ lực vừa bảo vệ biên giới vừa thực hiện phòng, chống dịch Covid-19.”

Từ đầu tháng 3/2020 đến nay, đồn cũng đã bắt được 3 vụ nhập cảnh trái phép với 5 đối tượng. Các đối tượng này từ Lào nhập cảnh về, sau khi bắt giữ các đối tượng này được đưa đi cách ly theo đúng quy định. Trung tá Khôi cho biết thêm.

Với Đồn Biên phòng Thuận, các chiến sĩ vẫn giữ vững đường biên giới đảm bảo để người dân đón Tết Tân Sửu an toàn.

{keywords}
Các chiến sĩ đốt lửa sưởi ấm đêm 30 Tết bên các chốt
{keywords}
Các chiến sĩ thay phiên trực 24/24 trên biên giới Việt Nam - Lào
{keywords}
 
{keywords}
 

Thiếu tá Phan Văn Thoại, Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên đồn Biên phòng Thuận cho biết: “Chúng tôi trực biên giới 24/24, với 16 chốt trên địa bàn, chiến sĩ được điều động 100% nhằm ngăn ngừa các tình huống vượt biên trái phép trong đêm giao thừa này.”

Tạm gác chuyện riêng...

Trung úy Nguyễn Hữu Lợi (34 tuổi), nhân viên quân khí tại đồn Biên phòng Thuận đang ngày ngày thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới tổ quốc.

Cưới vợ đã được 4 năm nhưng vợ chồng anh đang bị hiếm muộn, năm vừa rồi anh chị (Nguyễn Thị Thanh Nhàn (34 tuổi, Đông Hà, Quảng Trị) đã đi khám chữa hiếm muộn tại BV trung ương Huế.

{keywords}
Anh Lợi đang mong đón vợ lên thăm ngày mồng 1 Tết
{keywords}
 

Theo phác đồ điều trị, hai anh chị sẽ đi khám vào cuối năm nay, nhưng vì nhiệm vụ nên anh tạm gác chuyện “sinh con” để đảm bảo đủ nhân lực túc trực trên địa bàn biên giới này.

Anh Lợi chia sẻ: “Tôi và vợ cũng động viên nhau sẽ cố gắng qua hết giai đoạn dịch bệnh này, khi nào mọi thứ dần ổn định sẽ quay lại để chữa bệnh hiếm muộn. Tôi tin rằng mọi thứ sẽ ổn sau khi dịch qua đi.”

Được biết, anh Lợi được chuyển đến công tác tại đồn Biên phòng Thuận được 2 năm. Thời gian gặp vợ cũng chỉ được tính bằng giờ, nhiệm vụ tổ quốc nên chị tranh thủ lên gặp anh nhiều hơn là anh được về nhà thăm chị.

“Đêm 30 Tết cũng nhớ vợ, nhớ gia đình lắm nhưng tôi rất vui khi ngày mai vợ lên ăn Tết với tôi và anh em trong điểm chốt.

Nấu canh xi ắp đãi các chiến sĩ đêm giao thừa

Tại Đồn Biên phòng Thanh, người Vân Kiều, Pa Kô chế biến một món ăn đặc sản chỉ dành cho các vị khách quý đó là xi ắp (tiếng Vân Kiều gọi là xi ắp, tiếng Pa Kô gọi là xi ứp).

{keywords}
 
{keywords}
Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Thanh tại chốt cơ động được thành lập cách đây 2 tháng trên biên giới đang kiểm tra các phương tiện qua lại.
{keywords}
 
{keywords}
 

Món ăn này dành tặng riêng cho các chiến sĩ đang tham gia trực chiến đấu tại Đồn Biên phòng Thanh. Món ăn thể hiện tình quân dân đầy đầm áp, đầy đủ cũng như sự vượt lên mọi khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số miền tây Quảng Trị.

Món ăn này được chế biến từ gạo, đu đủ xanh, bí đỏ, bó đọt mây, lòng lợn, thịt lợn, lòng trứng gà và ướp cho vào ống tre non đun trên ngọn lửa đến khi sôi.

Món ăn này không thể thiếu một nguyên liệu đó là lá si la. Lá này có công dụng tăng hương vị cho canh xi ắp được đầy đủ.

Mẹ Dơ (tên thường gọi hằng ngày - PV), người nấu chính món này cho các chiến sĩ chia sẻ: “Biết các chiến sĩ không về Tết được, mẹ cũng như người dân trong bản thương lắm, muốn làm một chút (một ít - PV) chi đó cho các chiến sĩ có không khí Tết ở đây.”

Trung tá Ngô Trường Khôi tâm sự: “Đêm giao thừa nhưng được bà con dân bản đến chăm lo cũng như động viên tinh thần như thế này thực sự rất cảm động. Anh em chúng tôi sẽ cố gắng giúp người dân có được một cái tết thật đầm ấm”.

{keywords}
Mẹ Dơ đang nấu món đặc sản canh xi ắp đãi các chiến sĩ đêm 30 Tết

Bên cạnh tình cảm của người dân nơi đây, các chiến sĩ cũng được sự động viên tinh thần rất lớn từ các lãnh đạo tỉnh.

Theo Đại tá Nguyễn Nam Trung - Chủ nhiệm Chính trị - Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị: “Bên cạnh giữ vững biên giới, lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm đến đời sống anh em trong tỉnh, động viên tinh thần để các chiến sĩ canh giữ bờ cõi vững vàng hơn”.

Rộn ràng bày mâm ngũ quả trong khu cách ly tâm dịch Chí Linh ngày 30 Tết

Rộn ràng bày mâm ngũ quả trong khu cách ly tâm dịch Chí Linh ngày 30 Tết

Nhiều người trong khu cách ly Trường đào tạo nghề Việt Nam - Canada (TP Chí Linh, Hải Dương) rộn rã trang trí phòng và bày mâm ngũ quả để đón Tết Nguyên đán.

Công Sáng