CLIP: KHAI THÁC CAO LANH TRÁI PHÉP TẠI THANH THỦY, PHÚ THỌ:

Gương mặt thất thần, mệt mỏi vì mất ngủ, ông Dương Văn Xuất (một hộ dân ở khu dân cư số 17, xã Đào Xá, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) trỏ tay ra phía sau nhà, nơi đang phát ra tiếng máy nổ ầm ĩ, chán nản bảo: “Gần một tháng nay, máy xúc đào bới từ sáng đến đêm khuya. Họ “đánh” cấp tập cao lanh, tập kết thành đống lớn, đợi đêm khuya  mới cho xe chở mang đi bán. Nhà tôi mất ngủ cả tháng, vì máy móc hoạt động ầm ầm như thế” – ông Xuất nói.

Những nhóm khai thác cao lanh trái phép không phải là người địa phương. Họ hợp đồng với chủ khu đất có cao lanh theo dạng “mua trắng” cả quả đồi có thời hạn, thường một vài năm, với giá vài trăm triệu đồng, tùy theo chất lượng, số lượng cao lanh bên dưới.

{keywords}
Một quả đồi bị đánh toang hàng ngàn m3 đất để múc cao lanh trong lòng đồi trái phép

Trước khi “mua đứt” cả khu đất, họ đã thuê người đào các giếng để “thăm” xem có cao lanh hay không. Nếu có, thỏa thuận sẽ nhanh chóng được thực hiện.

Theo lời ông Xuất, cách thức của những người này là đưa máy vào múc cấp tập, khi đã tích được một khối lượng cao lanh đáng kể, họ mới huy động xe tải chở cao lanh đi tiêu thụ.

“Giá cao lanh khai thác thô được bán với giá 300 – 400 ngàn đồng/khối tùy theo chất lượng, độ trắng và tinh chất. Những loại kém trắng, mủn, rời như cát, không mịn, không đóng thành tảng… giá sẽ thấp hơn.

{keywords}
Một người đứng cảnh giới bên khu đất phía sau gia đình ông Dương Văn Xuất, khu dân cư số 17 xã Đào Xá...
{keywords}
Chiếc máy xúc không có biển số đánh toang khu đồi để múc cao lanh vàng ngày 8/12/2020

Mỗi xe tải trọng 6 – 7 tấn chạy quần quật cả đêm, trung bình mỗi xe chở cả chục chuyến. Tính sơ sơ, mỗi đêm có hàng trăm tấn cao lanh trái phép được tuồn bán ra ngoài” – ông Xuất cho hay.

Theo hướng chỉ của ông chủ nhà, chúng tôi tận mắt chứng kiến cảnh khai thác trộm “vàng trắng” của nhóm người lạ mặt. Khu đất đồi đang khai thác nói trên, nguyên là đồi trồng keo, trồng sắn của hộ gia đình ông D.V.B, N.N.T (cùng trú tại khu 17) – hàng xóm của gia đình ông Xuất.

Tại hiện trường, khu đất rộng vài ngàn m2 đã bị đánh thành một hố sâu khổng lồ. Chiếc máy xúc chìm nghỉm phía dưới, hệt như viên kẹo bi trẻ con thả vào trong chiếc bát. Những đống đất khổng lồ chất thành đống vây xung quanh miệng hố, là lớp đất mặt phủ lên lớp cao lanh.

{keywords}
Khu đồi giáp ranh xã Dị Nậu (huyện Tam Nông) và xã Đào Xá (huyện Thanh Thủy) rộng cả ha đang bị một chiếc máy xúc múc trộm cao lanh vào ngày 8/12/2020

“Mấy năm trước thì không bõ bèn gì, nhưng sau giai đoạn đỉnh điểm của cao lanh tặc (năm 2017), chính quyền siết chặt quản lý, thì mức độ khai thác như thế cũng là quá kinh khủng. Với giá bán cao lanh thời điểm hiện tại khoảng 400 ngàn đồng/tấn, đêm hôm đó họ thu được vài trăm triệu đồng” – ông Xuất nhẩm tính.

Không riêng khu đồi giáp ranh nhà ông Xuất, rất nhiều khu đất trồng keo của nhiều hộ dân trong xã Đào Xá tập trung chủ yếu ở Khu dân cư số 17 đều trở thành “điểm ngắm” của cao lanh tặc. Chỉ cần thấy có thời cơ, họ sẽ “đánh cuốn chiếu” chỉ trong vài đêm là múc sạch sẽ một quả đồi.

Cách nhà ông Xuất chừng hơn 1km là hộ gia đình ông D.V.N, cũng thuộc Khu dân cư số 17. Khu đồi trồng keo của gia đình ông N. rộng vài ha, giáp ranh với xã Dị Nậu (huyện Tam Nông) cũng đã được bán cho nhóm người lạ khai thác cao lanh trái phép.

Thời điểm chúng tôi có mặt, một chiếc máy xúc đang đào bới, lật tung lớp đất mặt để moi cao lanh trong ruột đồi. Cạnh đó, một đống cao lanh thành phẩm chất thành đống to, ước tính lên tới vài trăm tấn…

Những khu đồi tan hoang

Chứng kiến công trường khai thác cao lanh trái phép tại khu đồi giáp ranh xã Dị Nậu, trưởng khu dân cư số 17 Dương Văn Thức cho hay: “Nhìn thì thấy nhỏ vậy, chứ khu vực này rộng vài ba ngàn mét. Máy xúc đào sâu tới vài chục mét, đánh rộng xung quanh và khai thác theo mạch, vỉa cao lanh. Một khu vực này họ “đánh hết” cũng phải ra vài ngàn tấn quặng. Với giá bán 400 ngàn đống/khối, khu mỏ này mang lại nhiều tỷ đồng”.

{keywords}
Dỡ đồi múc trộm “vàng trắng”, cao lanh trái phép chưa khi nào ngừng chảy ở Phú Thọ

Cũng theo trưởng khu 17, thời điểm khó khăn, bị siết chặt như hiện tại, hoạt động khai thác cao lanh trái phép “bớt” công khai, ngang nhiên như trước đây. “Tuy nhiên, họ lại có phương án mới, đấy là múc xong, tập kết xong cao lanh rồi đợi đến thời điểm thích hợp mới đưa xe tải chở đi tiêu thụ”.

“Một khu đất mua thỏa thuận với người dân chỉ vài trăm triệu. Họ khai thác thu lợi được tiền tỷ, nên cứ có cơ hội là quặng tặc lại hoành hành” – ông Thức nói.

Trưởng khu 17 xác nhận, vấn nạn khai thác cao lanh trái phép đỉnh điểm nhất vào năm 2017, hàng chục hộ dân gửi đơn ra xã với lý do xin “hạ cốt” lấy đất san lấp ao, thùng, san ủi đồi để làm vườn… nhưng thực chất là bán đồi có thời hạn cho nhóm người khai thác cao lanh “thổ phỉ”.

{keywords}
Dỡ đồi múc trộm “vàng trắng”, cao lanh trái phép chưa khi nào ngừng chảy ở Phú Thọ

 

{keywords}
Những khu vực nham nhở sau những đợt quặng tặc xẻ đồi múc trộm cao lanh tại xã Đào Xá

Giai đoạn đó, xe tải, xe công nông chạy kín con đường tỉnh lộ 316; cao lanh rơi dọc đường trắng xóa, bụi tung mù mịt. Chỉ trong một thời gian ngắn, cả khu 17 tan hoang, thay đổi toàn bộ diện mạo. Những khu đồi bát úp trồng keo, trồng sắn biến thành thùng vũng, xáo trộn hết cuộc sống người dân sở tại. 

Dẫn PV đi thực tế qua những con đường đất đỏ chạy vào các dong, xóm cư dân của Khu 17, ông Thức chỉ những thùng, vũng sâu hun hút, nước xanh rì, bỏ hoang, không có cây cối.

“Trước đây, nó cũng là đồi trồng keo, trồng sắn như chỗ anh đang đứng bây giờ. Nhưng, người ta múc đất lấy cao lanh, để lại những hố sâu như thế này. Không ai biết nó sâu bao nhiêu. Mặt bằng bị phá vỡ nham nhở. Cả làng, cả khi, có hàng chục những hố sâu như thế”- ông Thức cho hay.

{keywords}
Theo trưởng khu dân cứ số 17 xã Đào Xá, nạn khai thác cao lanh trái phép tồn tại hơn 20 năm qua tại địa phương này.

Đào Xá, Sơn Thủy là hai xã vùng trung du huyện Thanh Thủy tập trung trữ lượng cao lanh lớn nhất huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ). Cao lanh ở đây được ví như “vàng trắng” bởi chất lượng cao lanh vùng Thanh Sơn được đánh giá tốt nhất khu vực Đông Nam Á, hàm lượng tạp chất chiếm tỷ lệ rất nhỏ.

Chủ tịch xã Đào Xá Lê Anh Đoàn khi được xem những hình ảnh khai thác cao lanh trái phép đang diễn ra trên địa bàn mình quản lý đã vội vàng gọi điện yêu cầu Thiếu tá Đoàn Quốc Toàn (phó công an xã) và cán bộ địa chính phụ trách đất đai đi kiểm tra ngay lập tức.

“Tất cả các hoạt động khai thác, san gạt… đang diễn ra đều là trái phép, vì huyện, xã không cấp phép cho bất cứ trường hợp nào trong thời gian này. Chúng tôi sẽ kiểm tra và sẽ thông tin ngay lập tức” – chủ tịch xã Đào Xá cam kết.

Quảng Ninh kỷ luật nhiều lãnh đạo phường vì quản lý khoáng sản

Quảng Ninh kỷ luật nhiều lãnh đạo phường vì quản lý khoáng sản

Nhiều lãnh đạo phường Quang Trung, TP Uông Bí bị yêu cầu thi hành kỷ luật vì để gần 1.000 tấn than trái phép tập kết tại bến, bãi của công ty TNHH MTV Minh Ngọc Thắng.

Kiên Trung