- Các chuyên gia, nhà khoa học đến từ nhiều quốc gia đã cùng thảo luận, chia sẻ các kinh nghiệm thực tế tại Diễn đàn Quản trị nhà nước châu Á với chủ đề: Đổi mới chính phủ vì sự phát triển bền vững: Hướng tới xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ.

Học viện Hành chính Quốc gia phối hợp với Trung tâm Chính sách công OECD - Hàn Quốc hôm nay tổ chức tại Hà Nội Diễn đàn Quản trị nhà nước châu Á-TBD lần 3 với tên gọi: “Đổi mới chính phủ vì sự phát triển bền vững: Hướng tới xây dựng một chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động, phục vụ".

{keywords}
 

Các nhà nghiên cứu, quản lý từ nhiều quốc gia đã cùng thảo luận về các vấn đề trọng tâm liên quan đến chính phủ các nước châu Á-TBD như: Nguyên tắc, nội dung, yêu cầu đổi mới chính phủ đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững; Mô hình đổi mới tổ chức chính phủ, sứ mệnh của chính phủ trong bảo đảm sự phát triển bền vững của quốc gia; Cơ chế, phương thức vận hành của chính phủ để hướng tới đáp ứng yêu cầu liêm chính, kiến tạo, phục vụ; Chia sẻ những kinh nghiệm đổi mới chính phủ ở các quốc gia...

Giám đốc Học viện Hành chính quốc gia Đặng Xuân Hoan cho rằng, việc có được các quyết sách phù hợp, trên cơ sở các luận cứ, luận chứng khoa học, thuyết phục, để tận dụng thời cơ và biến các thách thức thành lợi thế phát triển là vấn đề đang được đặt ra một cách cấp bách, một câu hỏi lớn đối với nhiều chính phủ trong quản trị quốc gia.

Việc tìm kiếm con đường phát triển riêng, những định hướng đổi mới chính phủ phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay không thể tách rời với việc nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và phát triển môi trường, mô hình quản trị nhà nước hiện đại để từ đó xác định rõ những động lực phát triển trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

{keywords}
 

Các diễn giả đã chỉ rõ 5 thách thức cụ thể khi đổi mới chính phủ. Thứ nhất là thách thức về đổi mới tư duy từ nền hành chính “bao cấp” sang hành chính “phục vụ”. Thứ hai, thách thức trước yêu cầu hiện đại hóa nên hành chính dưới tác động của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Thứ ba, thách thức từ đòi hỏi dân chủ hóa đời sống xã hội. Thứ tư, thách thức về nguồn lực tài chính công cho hoạt động của bộ máy. Thứ năm, đạo đức công vụ và văn hóa giao tiếp ứng xử của đôi ngũ công chức, tình trạng tham nhũng, tiêu cực, nhũng nhiễu.

Nhấn mạnh về nguồn nhân lực, các chuyên gia chỉ ra mấu chốt trong việc xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo, phục vụ là có đội ngũ công chức có năng lực, có tinh thần liêm chính, trách nhiệm, sáng tạo.

Chính vì vậy, cần có định hướng trong công tác đào tạo bồi dưỡng để xây dựng và phát triển một đội ngũ lãnh đạo, chuyên gia hoạch định chiến lược, chính sách tài giỏi, linh hoạt. Đồng thời, gắn đào tạo bồi dưỡng về kiến thức với việc áp dụng kiến thức, trau dồi kỹ năng trên thực tế.

Tiến sỹ Hong-Tack Chun, Tổng thư ký điều hành Trung tâm Chính sách công OECD Hàn Quốc hy vọng diễn đàn mang đến những thông tin bổ ích, những ý tưởng đột phá và trở thành chất xúc tác thúc đẩy các đối thoại tích cực giữa các đại biểu tham dự vì một chất lượng thực thi công việc tốt hơn trong khu vực công các nước châu Á- TBD.

Thành Nam