Người dân những nơi này phải sử dụng công nông, săm xe ô tô… để di chuyển qua các vùng nước ngập.
Tại thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ), nước lũ chia cắt nhiều khu dân cư. Người dân phải dùng các sõng câu (thuyền nan) để đi lại.
Mưa lớn cũng gây sạt lở hơn 2.000m3 đất đá ở đèo Phú Thứ (xã Mỹ Đức) trên tuyến tỉnh lộ 639, gây ách tắc giao thông.
Người dân thôn Châu Trúc, xã Mỹ Châu (huyện Phù Mỹ) chống thuyền đi lại giữa mênh mông biển nước. |
Tại huyện Tuy Phước, nước còn ngập khá sâu, gây chia cắt nhiều tuyến giao thông ở các xã Phước Hòa, Phước Thắng.
Tương tự, một số xã như Cát Chánh, Cát Thắng (huyện Phù Cát) nước vẫn còn ngập ở nhiều nơi, nhất là ở các tuyến đường liên thôn, xã. Để qua được các đoạn đường ngập, người dân phải "tăng bo" bằng công nông.
Đáng chú ý, trong ngày 15 và 16/11, mưa lớn kéo dài đã gây sạt lở nghiêm trọng tại 2 điểm trên núi Cấm thuộc thôn Chánh Thắng (xã Cát Thành), với khối lượng đất đá bị sạt lở hơn 10.000m3, ảnh hưởng đến 130 hộ với 450 nhân khẩu. Để đảm bảo an toàn, xã đã di dời khẩn cấp 100 hộ dân sống vùng chân núi đến nơi an toàn.
Bờ sông Kim Sơn qua xã Ân Thạnh (huyện Hoài Ân) bị sạt lở nghiêm trọng sau những ngày chịu ảnh hưởng bởi mưa lũ. Nhiều điểm sạt lở đã “ăn” sâu vào phần vườn trước nhà người dân tạo hàm ếch rất nguy hiểm. Một số đoạn sạt lở đã cuốn cây cối xuống sông.
Săm xe hơi bơm căng trở thành vật cứu cánh cho người dân vùng lũ di chuyển. |
Đường đã trở thành sông |
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long chỉ đạo UBND huyện Hoài Ân nhanh chóng rà soát các vị trí có nguy cơ sạt lở bên bờ sông Kim Sơn. Tại các vùng có nguy cơ sạt lở cao, phải thông báo, hướng dẫn người dân đi lại an toàn. Khi trời nắng ráo, lực lượng chức năng phải nhanh chóng bắt tay vào việc khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, đảm bảo an toàn cho người dân.
Theo ông Nguyễn Hữu Khúc, Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, mưa lũ đã làm 96 ngôi nhà bị ngập. Hơn 3.740m kênh mương bị sạt lở, nhiều đoạn bờ sông bị sạt lở nghiêm trọng...
Trực tiếp đến kiểm tra và chỉ đạo khắc phục hậu quả lũ lụt tại các địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng yêu cầu khẩn trương di dời dân cư vùng sạt lở nguy hiểm và ở vùng bị ngập lụt sâu đến nơi an toàn, đảm bảo các điều kiện về nơi ăn, chốn ở; tuyệt đối không để người dân nào bị đói, bị rét trong lúc thiên tai, bão lũ.
Bố trí người trực 24/24 giờ tại các điểm ngập lụt sâu để cảnh báo người dân. Yêu cầu chính quyền các địa phương huy động lực lượng xung kích để tập trung gia cố những đoạn đê sông bị sạt lở, bảo vệ an toàn cho các vùng dân cư.
Các tuyến đường liên xã ở khu Đông huyện Tuy Phước vẫn còn ngập sâu trong nước lũ. |
Bờ sông Kim Sơn qua xã Ân Thạnh (huyện Hoài Ân) bị sạt lở nặng sau lũ |
Q.T
Mưa lớn ở Bình Định gây sạt lở nhiều nơi
Sáng 14/11, vùng núi Vũng Chua bất ngờ xảy ra sạt lở, đất đá và cây cối trên núi trượt xuống mặt đường quốc lộ 1D, đoạn qua khu vực 5, phường Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn), gây ách tắc giao thông.