Với phương châm “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, đổi mới, phát triển”, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, có nhiệm vụ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015 -2020.

{keywords}
Hậu Giang họp báo thông tin về Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025

Xác định mục tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025; bầu Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XIV… và đề ra những chủ trương, giải pháp, nhiệm vụ đột phá, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá.

Đại hội sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 12 -14/10. 

Cải cách hành chính, gắn với xây dựng chính quyền điện tử

Theo báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hậu Giang khoá XIII trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII, Hậu Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Về phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2020 -2025, trong đó, mục tiêu tổng quát là tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng bộ, hệ thống chính trị trong sạch vững mạch. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển bền vững, hài hoà giữa kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ưu tiên công nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, khuyến khích đầu tư lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch, phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khá.

{keywords}
Một trong ba nhiệm vụ đột phá của tỉnh trong 5 năm tới là cải cách hành chính mạnh mẽ, gắn với xây dựng chính quyền điện tử

5 năm tới trong 3 khâu đột phá, Hậu Giang xác định gồm:

Thứ nhất, xây dựng hoàn thành và thực hiện nghiêm quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển công nghiệp, hạ tầng giao thông thuỷ bộ quan trọng kết nối giữa các địa phương trong tỉnh và giữa tỉnh với các địa phương trong khu vực. 

Thứ hai, tập trung công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách của địa phương, đặc biệt là hệ thống cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển DN, hợp tác xã theo hướng ưu đãi, cạnh tranh so với các địa phương khác, dễ tiếp cận, chi phí thấp.

Thứ ba, thực hiện cải cách hành chính mạnh mẽ, gắn với xây dựng chính quyền điện tử, thực hiện chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực, phát triển đô thị thông minh kinh tế số; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội....

Theo Hậu Giang, giải pháp để thực hiện nhiệm vụ đột phá thứ ba phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là sớm hoàn thành và vận hành chính quyền điện tử theo đúng kế hoạch, hướng tới chính quyền số, phát triển kinh tế số.

Triển khai hiệu quả công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động các cơ quan, đơn vị, đảm bảo tối ưu và chất lượng trong thực hiện thi công vụ. Nâng cao nhận thức và kiến thức nhân dân trong việc ứng dụng CNTT trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội.

Đẩy mạnh phối hợp, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong giải quyết các thủ tục hành chính. Thường xuyên đổi mới phương pháp chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, xây dựng bộ máy chính quyền từ tỉnh tới cơ sở tinh gọn, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả với phương châm “kiến tạo, đồng hành, phục vụ người dân và DN”.

Xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2021 -2025, trong đó ưu tiên thu hút mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết, đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới....

Bí thư Yên Bái: Muốn có đô thị thông minh phải có cách làm thông minh

Bí thư Yên Bái: Muốn có đô thị thông minh phải có cách làm thông minh

Tân Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nhấn mạnh: "Muốn thực hiện thành công đề án mô hình đô thị thông minh phải có cách làm thông minh, lựa chọn thông minh và thực hiện một lộ trình thực sự thông minh".

Hoài Thanh