{keywords}
Con hẻm 60/41 vắng lặng vào sáng 29 Tết.

“Cả hẻm không có một chậu bông đón Tết”

Sáng sớm, chị Hoàng Thị Hồng (40 tuổi, ngụ hẻm 60/41, đường Nguyễn Văn Cự, phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân, TP.HCM) loay hoay bấm điện thoại nhờ người bạn mua giúp ít bún khô. Chị nói, mấy bữa nay toàn ăn mì gói, các con của chị đã chán rồi.

Chị Hồng kể: “Nhà tôi nằm trong khu vực bị phong tỏa để phòng dịch. Mọi chuyện xảy ra quá bất ngờ. Tương tự gia đình tôi, các hộ dân khác cũng chung cảnh ngộ. Sáng sớm, ngủ dậy đã thấy mình nằm trong khu phong tỏa, nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Theo chị, sáng 27 tết, thức giấc, chị nhận tin con hẻm bị phong tỏa do có ca nhiễm Covid-19. Chị bàng hoàng lo sợ các thành viên trong gia đình nhiễm bệnh. Hơn thế, Tết Nguyên đán cận kề nhưng gia đình chưa kịp chuẩn bị gì khiến chị càng buồn hơn.

{keywords}
Sáng 29 tết, căn nhà chị Hồng vẫn chưa được trang hoàng đón năm mới. Chị nói, năm nay, cả hẻm không có một chậu hoa tết.

“Nghe mình nằm trong khu phong tỏa, tôi sợ lắm. Đặc biệt, khi được nhận lương thực từ chính quyền địa phương, tôi lại càng lo hơn vì biết mình sẽ bị phong tỏa lâu. Nếu như trước đây được phát gạo, quà Tết, ai cũng vui thì bây giờ nghe được phát lương thực là buồn, lo vì biết sẽ bị phong tỏa lâu”, chị Hồng chia sẻ.

Hướng mắt ra con hẻm vắng ngắt giữa sáng 29 Tết, chị Hồng thở dài nói rằng năm nay, con hẻm 60/41 này không có Tết nữa rồi. Mọi năm, vào giờ này, người trong hẻm tấp nập chuẩn bị Tết. Phụ nữ thì đi chợ, đàn ông ở nhà trang hoàng nhà cửa. Nhà nhà trưng hoa, trái tết.

“Hẻm này bà con hòa đồng lắm. Đừng nói đến Tết, ngày thường, mọi người hay qua lại, gặp gỡ nhau nói chuyện rôm rả. Tết thì vui lắm, trẻ con, người lớn cùng nhau mua hoa, trang trí...Thế mà năm nay, hẻm vắng lặng như tờ, không ai bước ra đường. Cả hẻm, không có một chậu hoa trưng Tết. Ai cũng sợ, cứ đóng cửa ở trong nhà”, chị Hồng chia sẻ.

{keywords}
Ngoài lương thực, thực phẩm được chính quyền các cấp trợ cấp, gia đình chị Hồng chưa sắm sửa gì được cho tết.

Người lớn đã buồn, trẻ con trong hẻm càng chán nản hơn. Không thể tự do chạy nhảy, các em phần lớn đều chọn việc xem ti vi, chơi điện thoại để giết thời gian. Tuy vậy, chị Hồng nói, các con của mình cũng như trẻ em trong hẻm đều rất tuân thủ quy tắc chống dịch. Dù ở trong nhà, các em cũng chủ động đeo khẩu trang.

"Chỉ có trái dừa cúng giao thừa"

Bất ngờ bị phong tỏa từ ngày 27 Tết, các hộ dân sinh sống trong hẻm 60/41 không kịp chuẩn bị gì cho năm mới. Nhiều hộ tính toán đến “ngày 28-29 mới đi sắm đồ Tết” nên sau khi phong tỏa, họ rơi vào tình trạng khan hiếm thực phẩm...

Chị Hồng nói, việc phong tỏa đến đột ngột quá, không ai kịp chuẩn bị được gì. “Như nhà tôi, đang ngủ, sáng dậy bị phong tỏa nên chưa mua được gì cho ngày thường chứ đừng nói chuẩn bị cho Tết. Hẻm này năm nay không nhà nào gói được cái bánh tét, bánh chưng nào”, chị Hồng nói thêm.

{keywords}
Ngán mì tôm, chị nhờ mua được nửa ký bún khô để các con đổi món.

Như để minh chứng cho lời mình nói, chị mở vội cánh cửa tủ lạnh. Bên trong tủ trống rỗng. Mấy ngày vừa qua, gia đình chị đều ăn mì tôm do chính quyền địa phương tiếp tế.

“Tôi mới điện thoại nhờ bà bạn ở ngoài mua giúp ít bún khô gửi vô. Mấy đứa con nhà tôi ăn mì hoài, than chán. Tôi vừa nhờ bạn mua nửa ký bún khô để nấu cho tụi nhỏ ăn tạm”, chị Hồng nói.

Được chính quyền các cấp quan tâm, những hộ dân trong cụm phong tỏa tại phường Tân Tạo A không lo Tết đói. Tuy nhiên, những hộ dân này cho biết, do không kịp chuẩn bị nên họ sẽ đón giao thừa trong sự đạm bạc đến lạ lùng.

{keywords}
Chiếc tủ lạnh trống rỗng vào ngày cận tết của gia đình chị Hồng.

Chị Hồng nói: “Còn ít giờ đồng hồ nữa là đến giao thừa mà tôi chưa mua được gì. Không biết các hộ khác thì sao chứ tôi chỉ còn mấy trái dừa. Chắc tôi chỉ có từng ấy thứ để cúng giao thừa, do không có bà con ở gần đây nên không nhờ mua đồ được”.

Nói xong, chị lấy quầy dừa để ra giữa sàn nhà cho chúng tôi xem. Chị còn giới thiệu thêm một rổ khoai môn cùng đôi củ cà rốt để chuẩn bị Tết. 

{keywords}
Chị nói sẽ dùng số dừa này để cúng giao thừa vì nhà chưa chuẩn bị được gì.

Theo chị Hồng, do gia đình chị không có người thân ở đây nên đành chấp nhận ăn Tết đạm bạc nhất có thể. “Mong cho mọi chuyện sớm qua đi. Một năm đầy những biến động, xáo trộn. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn lạc quan và tin rằng mọi chuyện sẽ tốt lên trong năm tới”, chị Hồng tâm sự.

Trong cái rủi có cái may: Ở nhà đón Tết để sống chậm lại

Trong cái rủi có cái may: Ở nhà đón Tết để sống chậm lại

Chẳng ai muốn dịch bệnh hoành hành như thế này. Cả công việc của chồng và tôi đều bị ảnh hưởng ít nhiều. Nhưng tôi trộm nghĩ, thế là Tết năm nay mình sẽ được nghỉ ngơi đúng nghĩa.  

Nguyễn Sơn