Chiều tối nay (18/11), ở xã Cát Thành mưa đã tạnh, các hộ dân được sơ tán để tránh núi lở đã trở về nhà. Tuy nhiên, cuộc sống sinh hoạt, sản xuất đã xáo trộn, do lượng bùn đất từ trên núi đổ xuống khu dân cư, tràn vào nhà...

Nhiều căn nhà bị bùn ngập sâu từ 0,5 - 1m; lương thực và nhiều vật dụng chưa kịp di dời bị ngập ướt, hư hại nặng; nhiều hoa màu, cây cối bị vùi lấp; một số nhà bị sập tường rào, nhà cửa hư hỏng, đường giao thông và hệ thống thoát nước của khu dân cư cũng ngập đầy bùn đất.

Đang hì hục cào bùn trong nhà, chị Nguyễn Thị Tràn (43 tuổi, ở thôn Chánh Thắng), nhớ lại: “Tối 14/11, cả nhà đang nằm ngủ thì bỗng nghe tiếng nổ lớn từ núi Cấm phát ra. Lúc này, nghĩ chuyện chẳng lành, nên mọi người trong nhà vội vã chạy ra ngoài.

Hôm sau (15/11), tôi thấy nước bùn tràn vào nhà và được sơ tán đến nơi an toàn. Giờ về dọn tới đâu hay đến đó, chứ bùn đất lấp cả mét”.

{keywords}
Bộ đội giúp dân khiêng các bao lúa bị bùn đất phủ lấp
{keywords}
 
{keywords}
 
{keywords}
Tuyến đường liên xóm vào thôn Chánh Thắng (xã Cát Thành) bị bùn đất lấp đầy
{keywords}
 
{keywords}
Xe múc được đưa đến để thu dọn bùn đất sau sự cố núi Cấm lở

Ông Nguyễn Đức Chiêu, Chủ tịch UBND xã Cát Thành (huyện Phù Cát) cho biết: “Núi Cấm xảy ra 2 điểm sạt lở nguy hiểm, với tổng lượng đất đá sạt lở hơn 10.000 m3, uy hiếp đến an toàn của các hộ dân sống gần chân núi.

Để đảm bảo an toàn, chính quyền địa phương tổ chức di dời 130 hộ/hơn 450 nhân khẩu đến ở ghép nhà người thân và điểm Trường Tiểu học Cát Thành”.

Q.T

Hàng loạt điểm sạt lở ở Quảng Nam, sơ tán gấp một trường mẫu giáo

Hàng loạt điểm sạt lở ở Quảng Nam, sơ tán gấp một trường mẫu giáo

Nhiều điểm sạt lở khiến xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) bị cô lập, sơ tán gấp một trường mẫu giáo trên địa bàn.