Sáng 26/9, lực lượng chức năng TP.HCM vẫn túc trực tại các chốt, kiểm soát người dân ra đường có lý do chính đáng hay không.

{keywords}
Dù là ngày Chủ nhật, nhưng người dân TP.HCM đổ ra đường đi làm khá đông; chủ yếu là lực lượng tuyến đầu chống dịch Covid-19, đội ngũ shipper, nhân viên siêu thị, người đi tiêm vắc xin...

Các trục đường chính vào trung tâm TP, lực lượng công an, quân đội vẫn túc trực, kiểm soát chốt thông qua quét mã QR di chuyển nội địa và giấy đi đường.

Dù là ngày nghỉ, nhưng một số khung giờ người dân ra đường vẫn đông đúc, do có nhiều ngành nghề mới được phép hoạt động. Một số chốt xảy ra tình trạng dồn ứ giao thông. 

{keywords}
Người dân TP.HCM quét mã QR code khai báo di chuyển nội địa

Trong khi đó, hàng loạt tuyến liên quận, hẻm đều trong tình trạng bị phong tỏa cứng bằng những tấm gỗ, rào chắn bằng khung sắt, những sợi dây thép gai chằng chéo vào nhau...

Trước rào chắn cứng, các shipper dừng chờ giao hàng cho người dân sống bên trong khu vực phong tỏa thuộc các vùng xanh, vùng da cam, vùng đỏ.

{keywords}
 
{keywords}
Shipper chờ giao hàng cho khách bên trong khu vực rào chắn phong tỏa

Anh Trần Văn Thi (ngụ phường Đông Hưng Thuận, quận 12) cho biết, hôm qua nghe thông tin TP từng bước tháo dỡ rào chắn từ nay đến 30/9 nên rất phấn khởi.

"Suốt hơn 3 tháng qua, tôi và bà con trong hẻm tuân thủ các biện pháp phòng dịch; sinh hoạt gói gọn trong nhà và thỉnh thoảng mới ra hẻm để giao nhận hàng thông qua hàng rào chắn. Mỗi lần ra đầu hẻm nhìn thấy cảnh rào chắn như vậy cảm thấy bị tổn thương, tù túng khó chịu, nhưng ai cũng cố gắng và mong sao dịch chóng qua " - anh Thi chia sẻ.

Cùng tâm trạng, chị Lê Thị Bích Thảo (ngụ phường 13, quận Tân Bình) bày tỏ: "Thật sự vui mừng khi cận ngày 30/9, có nhiều thông tin khởi sắc về tình hình dịch, khi TP hứa sẽ tái mở cửa thêm nhiều hoạt động, tháo dỡ rào chắn".

Theo chị Thảo, nhiều tháng ở trong nhà rất tù túng nên khi tháo gỡ các rào chắn chướng ngại, tâm trạng nặng nề của nhiều người được giải tỏa.

{keywords}
Rào chắn kiên cố một tuyến đường trên địa bàn phường Tân Hưng Thuận, quận 12 (TP.HCM)

Hôm qua, tại hội thảo trực tuyến "Kế hoạch phục hồi kinh tế thành phố trong giai đoạn bình thường mới" do Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM (Huba), PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP đưa ra một thông tin tích cực.

Cụ thể, từ nay đến ngày 30/9, TP sẽ tháo dỡ hàng rào chắn, dây kẽm gai trên địa bàn để bước sang ngày 1/10, TP có lộ trình mới.

Tuy nhiên, TP vẫn duy trì những chốt, trạm kiểm soát ở các cửa ngõ ra, vào để đảm bảo sự an toàn chung cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Theo dự thảo về phương án tổ chức đi lại từ ngày 1/10 mà Sở GTVT TP.HCM gửi các đơn vị lấy ý kiến, TP chỉ duy trì hoạt động kiểm soát dịch tại các cửa ngõ (gồm 12 chốt chính và 49 chốt phụ).

Các chốt này thực hiện theo quyết định 1677 ngày 9/5/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.

Hình ảnh về rào chắn 'mọc' khắp nơi ở TP.HCM trước ngày 30/9:

{keywords}
Chốt kiểm soát dịch trên đường Trần Thái Tông (phường 15, quận Tân Bình) rất kiên cố. Người dân muốn di chuyển ra đường Trường Chinh thì phải đi vòng về phía đường Phạm Văn Bạch
{keywords}
Đường Chế Lan Viên (phường Tây Thạnh, quận Tân Phú) mọi giao dịch hàng hóa đều thực hiện qua rào chắn 
{keywords}
Rào chắn đường Ấp Bắc, quận Tân Bình
{keywords}
Những dợi dây được đan vào nhau chằng chịt để làm tấm rào chắn phòng chống dịch Covid-19
{keywords}
Nhiều tuyến đường lực lượng chức năng dựng luôn phương tiện ô tô chắn ngang đường để làm rào chắn
{keywords}
 
{keywords}
Một con hẻm ở phường Tân Hưng Thuận, quận 12 được người dân sử dụng gỗ và tôn để dựng rào chắn
{keywords}
 

 

{keywords}

Chốt vùng xanh được rào chắn kín mít bằng tôn
{keywords}
Đến nay, TP.HCM đã trải qua hơn 3 tháng hạn chế người dân ra đường không có lý do chính đáng

Tuấn Kiệt

 

TP.HCM dự kiến dỡ bỏ dần chốt chặn, hàng rào trên đường

TP.HCM dự kiến dỡ bỏ dần chốt chặn, hàng rào trên đường

Từ nay đến 30/9, dự kiến lực lượng chức năng sẽ tháo dỡ dần các hàng rào, dây kẽm gai trên các tuyến đường tại TP.HCM.