Phát biểu tại tọa đàm “Văn hóa ứng xử và trách nhiệm công vụ: Quy định nhiều, chế tài yếu” chiều qua, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường cho hay, đề án văn hoá công vụ được Thủ tướng phê duyệt đã quy định rõ chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức với người dân khi giải quyết công việc.

{keywords}
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Triệu Văn Cường

Đó là khi giao tiếp với người dân thì phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ.

Quy định thực hiện có 4 "xin" là xin chào, xin cảm ơn, xin lỗi, xin phép và 4 luôn “mỉm cười, nhẹ nhàng, lắng nghe và giúp đỡ”.

Theo Thứ trưởng, thời gian gần đây, cán bộ công chức có chuyển biến rõ nét và tích cực. Chỉ một số bộ phận có thể do sức ỳ, việc này phải chuyển biến dần dần.

Tuy nhiên, trong thực tế, một số công chức ngoài giờ hành chính nghĩ rằng mình không phải thực hiện việc này.

“Điều này là không đúng. Quyết định đã nói rõ, là công chức thì phải thực thi trong giờ hành chính và ngoài giờ hành chính vì mình là người của Nhà nước”, ông Cường nói.

Trước nhận định vẫn còn những vi phạm liên tiếp diễn ra phải chăng do chế tài yếu, Thứ trưởng Nội vụ cho rằng có phần đúng. Ngoài ra, việc xử lý chưa kịp thời và chưa đủ mạnh để có tính răn đe cũng góp phần xảy ra tình trạng trên.

Ông chỉ ra việc công chức khi đi ra ngoài giờ hành chính, có khi bản thân những người đó không có ai bao che cả, nhưng họ tạo cho những người đối diện nghĩ rằng có bao che vì họ có hành động dường như có người bao che.

“Tôi nghĩ rằng người bao che trong thực thi công vụ không có nhiều, mà cái này tự bản thân nhiều người tạo ra như thế để nghĩ rằng có thế lực bao che”, ông Cường nhận định.

Theo Thứ trưởng Triệu Văn Cường, tính chuyên nghiệp, minh bạch trong giải quyết công vụ của cán bộ công chức rất quan trọng. Việc minh bạch được thực hiện hay không thì ở nhiều nơi chưa làm được tốt.

Ngoài ra, năng lực trình độ cũng thể hiện chức trách và là kết quả công việc. Năng lực phải đi đôi với đạo đức của công vụ.

“Một công chức giải quyết công việc cũng như bất kỳ ai, đạo đức không có thì dù có năng lực tốt cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ. Người có đạo đức mà năng lực kém cũng là cái khó.

Năng lực là điều kiện đủ, còn điều kiện cần là đạo đức, đạo đức quyết định mọi vấn đề”, Thứ trưởng Cường nhấn mạnh.

Để thực hiện tốt, cán bộ, công chức cần tập trung 4 nội dung. Đó là tinh thần thái độ làm việc; chuẩn mực giao tiếp ứng xử; chuẩn mực đạo đức lối sống; trang phục.

Cán bộ đừng ghê gớm, hách dịch

Nhắc đến những sự việc phản cảm vừa qua như gây náo loạn ở sân bay, hành vi không chuẩn mực với phụ nữ, PGS.TS Ngô Thành Can, Học viện Hành chính quốc gia đánh giá, chúng ta đã ra một loạt văn bản quy định nhưng chế tài chưa đủ mạnh, tính nghiêm minh phần nào còn hạn chế.

{keywords}
PGS.TS Ngô Thành Can

Ông cho hay, vẫn thấy ở nơi nào đó vi phạm xử lý còn nhẹ nhàng, xuề xoà, có hiện tượng bao che, muốn giấu đi, hay ở đâu đó nhiều người cho phải chăng có câu chuyện “là ô là dù”.

Theo ông Can, trong quy định cần có chế tài xử lý để khi nghe và thấy quy định như vậy thì họ thấy mình có thể ảnh hưởng tự tôn, lòng tự trọng của mình.

“Cán bộ công chức khi giao tiếp với người dân, khách hàng thì đừng thể hiện hách dịch, ghê gớm, ở cao hơn họ mà hãy làm sao kiềm chế, không được nóng”, ông Can nói.

Hóa ra vợ ông Triệu Tài Vinh là nạn nhân trong vụ gian lận điểm thi?

Hóa ra vợ ông Triệu Tài Vinh là nạn nhân trong vụ gian lận điểm thi?

ĐB Phạm Thị Minh Hiền băn khoăn: "Hóa ra vợ ông Triệu Tài Vinh là nạn nhân trong vụ gian lận điểm thi ở Hà Giang? Vậy ai là nạn nhân của ai".

Hương Quỳnh