{keywords}
Quán cà phê nằm nép mình trong con hẻm 287/70 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, cùng địa chỉ với một căn hầm bí mật được công nhận di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia

 

{keywords}
Ít ai biết được bên dưới quán cà phê phong cách cổ điển này là 1 hầm chứa vũ khí của lực lượng biệt động Sài Gòn xưa

  

{keywords}
Năm 1965, ông Trần Văn Lai (chiến sĩ biệt động Sài Gòn) cùng vợ và gia đình đã xây dựng 2 hệ thống hầm vũ khí bí mật tại nhà riêng (số 287/68-70-72 Nguyễn Đình Chiểu, quận 3) giữa lòng địch

 

{keywords}
Căn hầm chứa hàng chục người, 3 tấn vũ khí các loại gồm: thuốc nổ TNT, C4, kíp nổ, súng B.40, B.41, lựu đạn, súng AK, súng ngắn cùng 3.000 viên đạn và các trang thiết bị chiến đấu khác

  

{keywords}
Đêm mồng 1 rạng mồng 2 Tết Mậu Thân 1968, các chiến sĩ biệt động Sài Gòn đã lấy vũ khí, chất nổ từ căn hầm này tấn công đánh chiếm Dinh Độc lập. Số vũ khí từ dưới hầm còn được chia cho các đội biệt động đánh Đài Phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân và tòa Đại sứ Mỹ...

  

{keywords}
Những hộp đạn, vũ khí đã cũ kỹ theo thời gian

  

{keywords}
Hệ thống đường hầm thông với 3 căn nhà để đảm bảo bí mật và lối thoát thân khi gặp sự cố

  

{keywords}
Miệng hầm có đường kính chỉ vừa người chui xuống được ngụy trang kín đáo trong phòng vệ sinh

  

{keywords}
Quán cà phê được thiết kế cách điệu, giúp du khách tham quan, tìm hiểu lịch sử một cách nhẹ nhàng hơn

 

{keywords}
Hiện quán cà phê cũng là nơi trưng bày các hiện vật của đội biệt động Sài Gòn năm xưa

 

{keywords}
Quán thiết kế cổ điển nhưng không kém phần sang trọng

  

{keywords}
Không gian thoáng đãng, nền gạch xưa dẫn khách trở lại Sài Gòn thập niên 60-70

 

{keywords}
Những xe đạp thồ, nón cối ghi dấu những tháng năm chiến đấu gian khổ mà hết sức bi hùng

  

{keywords}
Dụng cụ của các chiến sĩ dùng trong lao động, sản xuất

  

{keywords}
Sách, tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp được trưng bày tại quán cà phê

  

{keywords}
Di ảnh bác Hồ được thờ tại quán cùng lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng
miền Nam Việt Nam

  

{keywords}
“Mục đích duy nhất khi phục dựng di tích biệt động Sài Gòn của gia đình tôi là để các thế hệ sau biết được các chiến sỹ biệt động đã sống, chiến đấu và hy sinh như thế nào, từ đó trân trọng hơn giá trị của nền hòa bình độc lập hôm nay…”, ông Trần Vũ Bình (con trai ông Lai) chia sẻ
Sài Gòn ngày 30/4/1975 qua ký ức của ông Phạm Quang Nghị

Sài Gòn ngày 30/4/1975 qua ký ức của ông Phạm Quang Nghị

“Vui đến nỗi tưởng có thể vỡ tung lồng ngực. Đời tôi được chứng kiến phút này tựa hồ được sinh ra lần nữa”, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội nhớ lại.

Tùng Tin