XEM CLIP:

Anh Từ Mạnh Thanh (Hà Đông, Hà Nội) đến ga Cát Linh để mua vé tháng từ 8h sáng. Anh Thanh đánh giá tuyến đường sắt đô thị này rất phù hợp với nhu cầu di chuyển của mình.

“Từ nhà tôi đi ra ga tại Hà Đông chỉ mất khoảng 3 đến 5 phút đi bộ. Đi tàu đến ga Cát Linh (Đống Đa) chỉ mất khoảng 20 phút, sau đó đi bộ mất 5 phút đến điểm ô tô cơ quan đón đi làm”, anh Thanh chia sẻ.

Với giá vé 200.000 đồng/tháng, anh Thanh cho rằng là rất phù hợp với đối tượng công nhân, viên chức, người lao động.

{keywords}
Vé tháng sẽ có hiệu lực ngay khi nạp tiền
{keywords}
Hành khách giữ lại vé tháng sau mỗi lần sử dụng

Chị Hoàng Thu Thủy (Thái Hà, Đống Đa) cùng chồng đến mua vé tháng để sáng thứ Hai đi làm. Chị Thủy cho biết, sau thời gian trải nghiệm 15 ngày, chị đã quyết định bỏ xe máy để chuyển sang đi làm bằng tàu.

“Công việc của tôi làm theo giờ hành chính, chỉ đến cơ quan làm việc rồi về nên tôi thấy đi tàu điện Cát Linh – Hà Đông rất thuận tiện. Thoải mái nhất là thoát cảnh phải chen chân dưới đường mỗi sáng thứ Hai đầu tuần”, chị Thủy phấn khởi chia sẻ.

{keywords}
Vé ngày có mệnh giá 30.000 đồng, bằng chất liệu giấy
{keywords}
 

Sáng nay,  không chỉ có hành khách mua vé tháng mà nhiều bạn trẻ đi trải nghiệm vẫn tiếp tục mua vé để đi "check-in". Bạn Ngô Thanh Thúy (Long Biên) cùng gia đình đi trải nghiệm tàu điện Cát Linh- Hà Đông. Loại vé gia đình Thúy lựa chọn mua là vé ngày với giá 30.000 đồng.

Ghi nhận tại ga Cát Linh, hành khách mua vé tại quầy thuận tiện, nhanh chóng. Đối tượng ưu tiên chỉ cần trình thẻ như thẻ học sinh, sinh viên, chứng minh thư nhân dân (với người cao tuổi)… để mua vé tháng hoặc nhận vé 0 đồng.

Tại 6 máy bán vé tự động trong ga Cát Linh được bố trí nhân viên hướng dẫn cho hành khách. Tuy nhiên, việc mua vé vẫn gặp khó khăn khi chưa thể mua vé bằng thẻ ngân hàng.

Hành khách mua vé bằng tiền mặt, máy không nhận tiền từ mệnh giá 100.000 đồng trở lên. Nhiều trường hợp tiền cong, nhàu, máy bán vé tự động không nhận tiền, phải thao tác máy lại nhiều lần.

Ngày hôm nay, các điểm trông xe máy tại nhà ga cũng chính thức thu vé với giá 5.000 đồng/lượt. Bãi xe có sức chứa hơn 1.000 xe.

{keywords}
Hành khách lúng túng khi lần đầu tiên dùng máy bán vé tự động
{keywords}
Thời gian đầu, Metro Hà Nội bố trí nhân viên đứng tại máy bán vé tự động để hướng dẫn người dân mua vé

Ông Vũ Hồng Trường, Tổng giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Đường sắt đô thị Hà Nội (Metro Hà Nội) cho hay, trong 15 ngày vận hành miễn phí, tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đã chạy 2.554 chuyến tàu, chở 380.510 hành khách. Trung bình mỗi ngày tuyến tàu vận chuyển 25.300 lượt hành khách, tỷ lệ phân bổ hành khách tại ga Cát Linh 28%, ga Yên Nghĩa 24% và 10 ga còn lại là 48%.

Theo nhân viên bán vé tại ga Cát Linh, đến 10h sáng 21/11, đã có hơn 1.700 lượt hành khách mua vé đi tàu.

Trong 15 ngày vận hành miễn phí, toàn tuyến đường sắt đô thị chỉ phát sinh một số lỗi nhỏ như hỏng cần gạt nước của tàu, loa trên tàu bị rè…, Metro Hà Nội đã nhanh chóng khắc phục ngay, điều tàu dự phòng thay thế chứ không bỏ chuyến, ông Trường đánh giá đây là sự nỗ lực để phục vụ người dân một cách tốt nhất của toàn bộ nhân viên Metro Hà Nội.

Một số hình ảnh ghi nhận ngày đầu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Đông chính thức bán vé:

{keywords}
Ga Cát Linh (Đống Đa) chiếm 28% lượng khách đi tàu Cát Linh- Hà Đông
{keywords}
Nhiều hành khách đến mua vé tháng từ sớm
{keywords}
Càng về trưa lượng khách đi tàu càng đông
{keywords}
Hành khách đã quen với loại phương tiện công cộng mới này ở Thủ đô
{keywords}
Đường sắt Cát Linh - Hà Đông là điểm "check- in" lý tưởng cho các bạn trẻ

Đình Hiếu

Tàu Cát Linh – Hà Đông ngày cuối miễn phí, nhiều cặp đôi tới chụp ảnh cưới

Tàu Cát Linh – Hà Đông ngày cuối miễn phí, nhiều cặp đôi tới chụp ảnh cưới

Tàu Cát Linh – Hà Đông hôm nay chạy ngày cuối trong giai đoạn miễn phí, nhiều người dân tranh thủ đi trải nghiệm, còn các cặp đôi tới đây chụp ảnh cưới.