- Hơn một trăm tiểu thương chợ Nho Quan (Ninh Bình) kêu cứu khi nghe thông báo phải di dời ngôi chợ gần 40 năm tuổi để lấy đất trồng cây xanh.

Thu hồi chợ làm khu thương mại, trăm tiểu thương Hà Nội bối rối

Vụ bảo kê ở chợ Long Biên: Tận thu cả mặt bể nước cứu hỏa

Chợ Nho Quan (nằm trên phố Tân Lập, thị trấn Nho Quan, huyện Nho Quan) có diện tích hơn 13 nghìn m2 với hơn 269 hộ kinh doanh. 

Sau nhiều năm buôn bán yên ổn, tháng 9 vừa qua, hàng trăm tiểu thương ngỡ ngàng khi nghe trưởng ban quản lý chợ thông báo về kế hoạch phải di chuyển trước ngày 30/12 để lấy đất làm các công trình công cộng.

{keywords}
Tiểu thương bức xúc trước kế hoạch chuyển chợ 'chóng vánh' của huyện

Nhiều tiểu thương yêu cầu UBND thị trấn và huyện cung cấp văn bản về quyết định chuyển chợ. Tuy nhiên, đến nay, họ chỉ mới nhận thông tin chuyển chợ bằng… miệng.

Ông Đoàn Duy Chượng, Trưởng Ban quản lý chợ cho biết, tháng 9/2018 ông được UBND thị trấn mời lên họp, truyền đạt về kế hoạch chuyển chợ đến vị trí mới. Tuy nhiên, ông không hề được tiếp cận văn bản nào nên cũng chỉ thông báo miệng với các tiểu thương.

Các tiểu thương cho rằng quyết định liên quan đến việc mưu sinh của họ cần phải được xin ý kiến một cách công khai.

{keywords}
Nhiều tiểu thương thấp thỏm trước thông báo di dời chợ

Bà Phạm Thị Hiệp (71 tuổi) chia sẻ, gia đình bà đã buôn bán ở chợ hơn 20 năm, ngày xưa nền đất chợ là ruộng lúa, về sau được các tiểu thương tự tay cải tạo nền, dựng các ki-ốt để buôn bán.

“Từ năm 2007 đến nay, tất cả các tiểu thương luôn sống trong tâm lý bất an khi chính quyền không cho cải tạo chợ. Bây giờ, nguyện vọng của chúng tôi là huyện giữ lại chợ để chúng tôi yên ổn làm ăn”, lời bà Hiệp.

Chị Quách Thị Xuyến (SN 1980) cho biết, vị trí hiện tại của chợ buôn bán rất thuận lợi, bây giờ chuyển đến vị trí mới tại thôn Tân Tiến không khác gì đẩy bà con tiểu thương vào tình cảnh khó khăn.

Theo chị Xuyến, chợ mới được xây dựng với các gian hàng nhỏ, sau nhiều năm xây dựng đã xuống cấp. Dọc hai bên đường dẫn vào chợ đã được phân lô bán để làm các gian hàng. Khi các gian hàng dựng lên, không ai muốn vào trong chợ để mua bán.

{keywords}
Lối vào khu chợ Nho Quan mới tại thôn Tân Tiến được dựng dãy lều lụp xụp

Không bồi thường

Dù chưa nhận được sự đồng thuận của đại đa số tiểu thương (151/269 hộ), nhưng UBND huyện Nho Quan đã ban hành quyết định số 3691/QĐ-UBND ngày 12/9/2018 về việc bàn giao các hạng mục công trình xây dựng chợ Nho Quan, đồng thời giao UBND thị trấn thực hiện chuyển chợ và bàn giao chợ cũ cho huyện quản lý trước ngày 30/12.

Chợ được chuyển đi với lý do đã xuống cấp, không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy. Đồng thời, quỹ đất sau khi di dời chợ sẽ sử dụng vào mục đích công cộng như trồng cây xanh, xây nhà văn hóa phố.

Tiếp đó, tại văn bản số 142/TB-UBND ngày 20/9/2018 đã thông báo kết luận của Chủ tịch UBND huyện Nho Quan về phương án chuyển chợ. Văn bản nêu rõ, khi chuyển chợ không được bồi thường và không hỗ trợ việc di chuyển.

{keywords}
Chợ Nho Quan mới được xây dựng hơn 11 năm nay nhưng ít người đến buôn bán

Đến ngày 29/9, UBND thị trấn ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo chuyển chợ sang vị trí mới. Trưởng ban chỉ đạo là bà Trần Thị Nga - Chủ tịch UBND thị trấn với nhiệm vụ chính là xây dựng kế hoạch chuyển chợ đúng trình tự, đảm bảo đời sống dân sinh.

“Do nắm chưa chắc”

Trả lời VietNamNet, Chủ tịch UBND thị trấn Nho Quan Trần Thị Nga cho biết, quy trình chuyển chợ được làm đúng trình tự, tuy nhiên do ‘chưa nắm chắc’ tâm tư, nguyện vọng của tiểu thương khi lập kế hoạch nên vấp phải sự phản đối.

Theo bà, trước khi UBND huyện ra quyết định bàn giao chợ cũ về UBND huyện quản lý,  bà có nhận được một số ý kiến của tiểu thương về tình trạng mất vệ sinh, ô nhiễm tại chợ Nho Quan cũ. Sau đó, UBND thị trấn đã đề xuất phương án với huyện về việc di chuyển đến chợ mới tại thôn Tân Tiến.

{keywords}
Khu vực sạp vải trong chợ Nho Quan cũ

Quyết định trên chỉ mang tính chất thông báo chủ trương và phổ biến rộng rãi để tạo sự đồng thuận chứ chưa triển khai các bước sau đó.

“Chúng tôi đã làm văn bản trả lời bà con, đồng thời UBND huyện cũng có chỉ đạo thị trấn tiếp tục tuyên truyền, chưa chuyển chợ khi người dân chưa đồng thuận”, lời bà Nga.

Thu hồi đất phải ra thông báo chậm nhất 180 ngày

Luật sư Nguyễn Thanh Hải, công ty Luật TNHH Đại Dương Long (Hà Nội) cho biết: Trình tự thủ tục thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tư đã được nêu rõ tại quyết định số 31/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Ninh Bình.

Theo đó, thời hạn ra thông báo chậm nhất 180 ngày; UBND cấp huyện có thẩm quyền ra thông báo; đối tượng nhận thông báo là từng người có đất thu hồi; sau đó sẽ tổ chức họp lấy ý kiến tiểu thương…

"Khi chuyển chợ tới nơi mới, tiểu thương sẽ được đáp ứng quyền lợi và nghĩa vụ như khi sinh hoạt tại chợ cũ. Đồng thời, họ cũng được bồi thường theo phương án khi thu hồi đất chợ cũ", luật sư Hải nêu. 


'Không có chuyện đập chợ Đồng Xuân xây trung tâm thương mại'

'Không có chuyện đập chợ Đồng Xuân xây trung tâm thương mại'

Sáng nay, hàng trăm tiểu thương đã tập trung phản đối trước thông tin phá chợ Đồng Xuân (Hà Nội) xây trung tâm thương mại.

Vĩnh Phúc chi hơn 240 tỷ xây chợ 'mời' tiểu thương về kinh doanh

Vĩnh Phúc chi hơn 240 tỷ xây chợ 'mời' tiểu thương về kinh doanh

Thay vì phải bỏ tiền xếp hàng mua ki-ốt kinh doanh, TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) chi hơn 242 tỷ xây chợ trung tâm.

Bỏ 20 tỷ xây chợ để... nuôi gà

Bỏ 20 tỷ xây chợ để... nuôi gà

Hệ thống nhà để xe bằng thép, lợp tôn cũng chỉ được trưng dụng vào mục đích phơi quần áo, trồng rau xanh… Thậm chí, một số ki ốt trong chợ đã được cải tạo thành chuồng trại nuôi gà.

Đoàn Bổng