Chủ trì buổi họp báo hôm nay (9/9) có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê và Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM Phạm Đức Hải, .
Mở đầu họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn thông tin, ông cho biết nhận được 4 nhóm câu hỏi về y tế, nên ông dự họp báo để trao đổi.
Thứ nhất, tình trạng nhân viên y tế tuyến đầu phải làm việc thiếu thốn mấy tháng nay, sao bây giờ Bộ Y tế mới biết?
Theo ông Sơn, tình hình dịch bệnh đang rất phức tạp, lực lượng y tế TP huy động gần 20.000 nhân sự của đợt đầu chống dịch.
Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn |
Tuy nhiên, khi ca bệnh tăng lên, đã kịp thời huy động các lực lượng từ Trung ương và các tỉnh, thành khác. Có thể khẳng định, sự quan tâm của Thành ủy, UBND TP ngay từ lúc đầu khi các lực lượng Trung ương vào hỗ trợ. Sự quan tâm là chu đáo, kể cả điều kiện làm việc và sinh hoạt.
“Không có lý do nào để nói không quan tâm và thiếu thốn”- ông Sơn khẳng định.
Các lực lượng y tế tham gia tất cả các tầng điều trị, tiêm chủng vắc xin và xét nghiệm… đây là sự huy động lớn nhất từ trước đến giờ.
Các chiến sĩ áo trắng trên tinh thần lăn xả, tự nguyện… chung tay vượt qua đại dịch. Tâm thế của các đồng nghiệp vào TP không hề đòi hỏi gì, có thể trong lúc tham gia chống dịch, ăn ở có chút khó khăn… nhưng các chiến sĩ áo trắng cho đó là không phải chuyện lớn.
“Một số các trường hợp, chỉ là đơn lẻ có phản ảnh. Chúng tôi luôn có một bộ phận đi kiểm tra, xem anh chị em gặp khó khăn gì để trao đổi, xử lý… Những điều mà chúng ta nhận thấy, đây là vấn đề không phải phổ quát, tổng quan” - lời Thứ trưởng Sơn.
Cần tiếp tục đề ra các biện pháp giải quyết phù hợp, vì ai cũng xác định làm việc trên tinh thần tự nguyện là chính.
Về thực tế, có một số y bác sĩ không dám lên tiếng về khó khăn vì sợ bị phê bình, kỷ luật. Trả lời câu hỏi này, ông Sơn cho rằng, luôn có tinh thần khuyến khích làm việc tốt rồi thì tốt hơn, hiệu quả rồi thì hiệu quả hơn.
“Chúng tôi luôn có sự trao đổi với nhau, các ý kiến của các đồng nghiệp đều được chúng tôi ghi nhận, trao đổi nghiêm túc. Tuy nhiên, đâu đó vẫn không thể giải quyết hết quyền lợi”- ông Sơn nói.
Những lực lượng nơi tuyến đầu chống dịch. Ảnh: Trương Thanh Tùng |
Ông cho biết thêm, tất cả các lực lượng đang hỗ trợ TP sẽ tiếp tục hỗ trợ và từ giờ đến 15/9 chưa có bất cứ kế hoạch nào rút người chi viện. “Xin đồng bào hết sức yên tâm, đã vào là làm hết mình”- Thứ trưởng Sơn khẳng định.
Về việc xử lý y, bác sĩ bỏ việc, Thứ trưởng Sơn cho biết, đã yêu cầu bố trí nhân lực đảm bảo điều trị Covid-19 và các bệnh khác. Trong điều kiện hiện nay, không thể bỏ rơi bệnh nhân.
“Chúng tôi nâng cao truyền thông ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của y bác sĩ…”- ông Sơn nói.
Theo ông, trong thời gian qua, một số đơn vị y tế có hiện tượng từ chối bệnh nhân, xảy ra tổn thất sinh mạng. Cũng có nơi, có lúc y bác sĩ bỏ việc.
“Chúng tôi ra công văn chỉ có tính khuyến cáo, không phải để kỷ luật”- Thứ trưởng Sơn giải thích.
Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết thêm, chính sách chăm lo cho tuyến đầu chống dịch luôn được TP và Trung ương quan tâm.
TP và Trung ương đều có Nghị quyết về hỗ trợ chế độ đặc thù trong phòng, chống Covid-19. TP có Nghị quyết của HĐND thông qua chế độ hỗ trợ cụ thể tiền ăn cho tuyến đầu 120.000 đồng/ngày/người.
Những chế độ lưu trú cũng lo chu đáo. Chế độ tùy theo chi phí, cấp TP không quá 400.000 đồng/ngày và ở huyện không quá 300.000 đồng/ngày.
Ngoài ra, các chế độ lương, thưởng luôn bảo đảm không ít hơn năm 2020.
Phó GĐ Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu. Ảnh: TTBC |
Gần đây, Nghị quyết 12 của HĐND TP có quy định mức hỗ trợ cho tuyến đầu thấp nhất là 1,5 triệu/người, cao nhất là 10 triệu/người. “Những chế độ này đã và đang chi trả, tuy nhiên có nơi cũng phát chậm trễ”- ông Châu nói.
Ngoài chính sách của nhà nước, trong thời gian qua còn nguồn hỗ trợ của các mạnh thường quân, từ thiện về ăn uống, trái cây…
Cũng về vấn đề này, Phó trưởng ban chỉ đạo phòng chống dịch Phạm Đức Hải chia sẻ, đội ngũ y bác sĩ, nhân viên y tế là những chiến sĩ hết sức dũng cảm, lương y như từ mẫu, phải tôn vinh họ.
TP luôn quan tâm và tạo những điều kiện tốt nhất cho lực lượng tuyến đầu, nhất là y bác sĩ…
TP cũng luôn phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để chăm lo tốt cho y bác sĩ và nhân viên y tế.
Công tác phối hợp giữa TP và Bộ Y tế chặt chẽ và kịp thời để nhanh chóng xử lý những vấn đề phát sinh.
TP và Bộ Y tế đã phát huy nhiều nguồn nhân lực để chăm lo cho đội ngũ y tế.
Theo ông Hải, dù đã nỗ lực, nhưng thực tế cũng chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu khám chữa bệnh.
Vắc xin Vero cell đã được phê duyệt
Về vấn đề vắc xin Vero cell vẫn có nhiều người dân lo lắng khi tiêm, ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc HCDC cho biết, đây là loại vắc xin do Sinopharm sản xuất, được Tổ chức Y tế thế giới phê duyệt và Việt Nam cũng phê duyệt.
Người dân TP.HCM đến điểm tiêm chủng vắc xin Vero cell. Ảnh: Thanh Tùng |
TP tiếp nhận 5 triệu liều từ nhà tài trợ và thêm nguồn Bộ Y tế, tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên. Chỉ khuyến cáo người lớn tuổi, người đang cho con bú… trước khi tiêm phải khám và sàng lọc kỹ. Theo ông Tâm, bà con nên hiểu là vắc xin tốt nhất là vắc xin tiêm sớm nhất.
Bác sĩ Châu cho biết thêm, về bệnh viện tư nhân tham gia điều trị gặp khó khăn. Theo ông Châu, từ đầu tháng 8, các bệnh viện tư nhân bắt đầu tham gia điều trị Covid-19. TP chỉ đạo ngành y tế hỗ trợ trang thiết bị cho các bệnh viện này để đủ cơ sở, vật chất cho việc điều trị.
Bên cạnh đó, các phòng khám tư nhân cũng tham gia tiêm vắc xin.
Qua đợt dịch này, TP sẽ có giải pháp tăng cường hệ thống y tế cộng đồng.
Hiện nay, các bệnh nhân F0 được điều trị miễn phí, do nhà nước chi trả. Bệnh nhân chỉ trả chi phí khi được điều trị bệnh nền.
Về chi trả chi phí cho bệnh viện tư nhân trong điều trị F0, TP đã có văn bản đề xuất với Trung ương.
Tình trạng xe núp bóng "luồng xanh" chở người về các tỉnh
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng Phòng tham mưu Công an TP.HCM cho biết, một số nơi xảy ra tình trạng xe núp bóng chở người về các tỉnh khác, Công an TP đã xây dựng các kế hoạch và phương án kiểm soát.
Tuy nhiên, trong quá trình kiểm soát xe luồng xanh, chỉ kiểm tra một điểm dừng, không kiểm soát khi xe lưu thông, do đó một số đối tượng lợi dụng việc này để hoạt động.
Hiện công an đã có phương án phù hợp để kiểm soát các vi phạm này. Thời gian qua, công an đã xử lý nhiều vụ xe núp bóng đưa người về các tỉnh, thành khác.
Theo ông Hà, sáng nay, việc quét mã QR có lỗi, do trong đêm qua có cập nhật phiên bản mới nên có xảy ra lỗi, sau đó đã khắc phục.
Liên quan đến nội dung “bom” hàng, ông Lê Quang Tự Do, Phó Cục trưởng Phát thanh -Truyền hình và Thông tin điện tử (Bộ TT&TT) cho rằng, báo chí hôm qua có giật tít: “Không có chuyện “bom” hàng” là không đúng bản chất.
Trong khi công an thông tin không có chuyện “bom” hàng tại các hãng shipper, nhưng có việc đặt hàng mà không nhận hàng trong việc đi chợ hộ. Việc đưa tin như thế làm cho bà con hiểu nhầm.
Nhiều hàng quán ăn uống ở TP.HCM hôm nay (9/9), vẫn chưa thể mở lại ngay |
Buổi họp báo diễn ra trong tình hình UBND TP.HCM ngày 8/9 có quyết định cho phép một số dịch vụ mở bán mang đi.
Cụ thể, cho phép hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm; đội ngũ giao nhận hàng hóa (shipper) trong phạm vi 1 quận, huyện, TP Thủ Đức; cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư y tế được hoạt động từ 6h đến 21h hàng ngày để đảm bảo phục vụ nhu cầu hàng hóa, nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh cho người dân.
UBND TP giao Chủ tịch UBND quận 7 và UBND huyện Củ Chi căn cứ tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch, phương án triển khai thực hiện cho phép người dân có thể đi chợ 1 tuần/1 lần.
Thành phố cũng yêu cầu bắt buộc người lao động phải tiêm ngừa ít nhất 1 mũi vắc xin và thực hiện xét nghiệm nhanh âm tính với Covid-19 trong 2 ngày/1 lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Về thời hạn giấy đi đường của Công an TP đã cấp, sẽ kéo dài đến ngày 15/9.
Hàng quán ăn uống ở TP.HCM vẫn chưa thể mở lại ngay
Sáng 9/9, nhiều quán kinh doanh ăn uống tại TP.HCM bắt đầu rục rịch mở bán trở lại sau khoảng 3 tháng ‘đóng băng’ để phòng chống dịch Covid-19.
Hồ Văn