Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận hành chính của xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Khu di tích toạ lạc ở vị trí đắc địa phong thuỷ, nằm về phía Bắc của chân núi Phượng Hoàng thuộc dãy núi Bổ Đà, xa xa là dòng sông Cầu thơ mộng. Với địa thế có sơn thuỷ hữu tình đã tạo nên mạch đất thiêng cho vùng đất nơi đây.

{keywords}
Tường bằng đất dẫn lối vào chùa Bổ Đà vẫn còn giữ nguyên được nét cổ kính, độc đáo riêng có.


Trải qua thời gian với những thăng trầm của lịch sử di tích đã nhiều tu bổ tôn tạo song ngôi chùa vẫn giữ được những giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật đặc sắc. 

Khu di tích chùa Bổ Đà gồm rất nhiều hạng mục lớn nhỏ trong đó có 4 hạng mục chính, đó là Chùa Cao, am Tam Đức, Chùa Tứ Ân, Vườn Tháp.

{keywords}
Trải qua thăng trầm của lịch sử, những giá trị lịch sử kiến trúc nghệ thuật đặc sắc tại chùa Bổ Đà vẫn giữ được vẹn nguyên.


Chùa Cao - một ngôi chùa mang đầy dấu ấn huyền thoại

{keywords}
Chùa Cao - ngôi chùa được nhiều gia đình hiếm muộn lui tới cầu con.


Truyền thuyết kể lại rằng: Vào thời Lý ở trang Tiên Lát dưới chân núi Bổ Đà có một gia đình tiều phu nghèo, sống rất hiền lành tốt bụng được mọi người quý mến. Hiềm một nỗi hai vợ chồng đã ngoài tứ tuần mà vẫn chưa con nào. Một hôm, người chồng lên núi kiếm củi bỗng gặp một gốc thông già, ông giơ rìu bổ nhát thứ nhất thì trong gốc thông già bung ra một đồng tiền vàng. Sau đó ông nhắm mắt lại bổ liền một mạch và thu được 32 đồng tiền vàng.

Ông bà đã cầu khẩn rằng: Nhược bằng Đức Phật Quan Âm ban cho chúng con một mụn con thì chúng sẽ lập chùa và tạc tượng để thờ. Quả nhiên điều đó được ứng nghiệm, đến kỳ người vợ sinh hạ một bé trai.

Để tỏ lòng biết ơn với Phật Bà Quan Âm vợ chồng tiều phu đã lập một gian chùa bằng đất và tạc một pho tượng Quan Âm để hương khói thờ phụng. Ngày tháng trôi qua người dân đến đây cầu khẩn với tấm lòng thành tâm đều được Đức Phật Quan Âm ban phước.

Giá trị độc đáo chùa Cao thể hiện ở ý nghĩa tên gọi Bổ Đà bắt nguồn từ Phổ Đà trong phiên âm Hán Việt có nghĩa là Phật, Bụt trong tiếng Phạn; không giống những ngôi chùa khác là thờ nhiều tượng, từ trước đến nay Chùa Cao chỉ thờ một pho tượng duy nhất đó là tượng Quan Âm Tống Tử; điểm độc đáo nữa là chùa có nhiều tên gọi khác nhau như Chùa Cao vì chùa toạ lạc trên độ cao của núi Phượng Hoàng, chùa Quán Âm, chùa Ông Bổ bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian, chùa Bổ Đà là lấy theo dãy núi Bổ Đà hùng vĩ. 

Am Tam Đức

{keywords}
Am Tam Đức


Trước đây chỉ có 3 gian nhỏ bằng gỗ. Đến thời Lê Dụ Tông, Phạm Kim Hưng sau khi vân du đến đây nghe các cao tăng giảng đạo trên Chùa Cao và sau khi mộ đạo ông đã ở am Tam Đức để xuống học Phật tu đạo. Qua thời gian di tích đã bị phá huỷ trong kháng chiến Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.

Những năm gần đây nhân dân và nhà chùa đã hưng công xây dựng lại am Tam Đức trên nền đất cũ theo bố cục kiến trúc hình chữ Nhất ngang gồm 5 gian, 3 gian giữa xây kiểu chồng diêm bằng gỗ lim. Giá trị đặc sắc của am Tam Đức thể hiện ở ý nghĩa tên gọi: Am Tam Đức gồm 3 đức là Ân Đức, Đoạn Đức và Tri Đức (Tri đức hay còn gọi là quán đức nó có nghĩa là, người tu hành cần phải dùng trí huệ quán sát các pháp.

Vườn Tháp – Nét đặc biệt hiếm có ở các ngôi chùa

{keywords}
Vườn tháp chùa Bổ Đà.

Vườn tháp chùa Bổ Đà là một trong những vườn tháp đẹp và lớn nhất trong cả nước gồm 110 ngôi tháp và mộ lớn nhỏ khác nhau. Trong đó, có 97 ngôi tháp cổ có lịch sử hàng trăm năm là nơi tàng lưu tro cốt xá lỵ nhục thân của 1214 tăng ni phật tử của thiền phái Lâm Tế trong cả nước.

Các ngôi tháp đều được xây bằng gạch và đá bằng kỹ thuật truyền thống bắt mạch vôi mật mía. Một trong những điểm độc đáo khác biệt ở vườn tháp mà chúng ta nhìn thấy đó là: Tất cả các tháp đều có cửa dạng cuốn vòm nhìn về hướng Đông Bắc.

Ngoài giá trị về văn hoá vật thể, chùa Bổ Đà là nơi sinh hoạt văn hoá, tôn giáo kết hợp với tín ngưỡng dân gian bản địa thờ Thạch linh thần tướng tại Ao Miếu cùng các ngôi đền xung quanh biểu hiện sâu sắc trong lễ hội truyền thống. Đây là lễ hội có quy mô rộng lớn thu hút được nhiều làng, xã cùng tham gia, được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 16 đến hết ngày 18/2 âm lịch.

Ngoài những như thức rước, tế, dâng hương cúng Phật trang trọng nhân dân còn tổ chức nhiều hoạt động diễn xướng dân gian và các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc văn hoá vùng miền bên bờ Bắc Sông Cầu. Điểm nhấn nổi bật là Liên hoan hát quan họ. Với những giá trị tiêu biểu, năm 1992 chùa Bổ Đà được Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao xếp hạng là Di tích kiến trúc nghệ thuật.

Bộ Mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà - bảo vật quốc gia

{keywords}
Mộc bản kinh Phật chùa Bổ Đà - bảo vật quốc gia.

Mộc bản được lưu giữ tại chùa Bổ Đà do các vị thiền sư phái Lâm Tế san khắc thời Lê Cảnh Hưng (1740-1786) và các giai đoạn sau này. Tiêu biểu có các bộ kinh: Lăng Nghiêm Chính Mạch, Yết Ma Hội Bản, Nam Hải Ký Quy… Đến nay, mộc bản vẫn còn khá nguyên vẹn với gần hai nghìn bản khắc bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Phạn.

Những ván kinh khổ lớn còn in, khắc sớ, điệp dùng để thực hiện các nghi lễ trong nhà chùa. Trên những tấm mộc bản đó, người xưa đã để lại dấu ấn qua nội dung, đường nét, họa tiết, hình khối điêu luyện và tinh xảo, phản ánh những tư tưởng triết lý sâu xa của đạo Phật nói chung và dòng thiền Lâm Tế nói riêng.

Nổi bật trong số đó là hình khắc Phật Tổ Như Lai, Phật Thích Ca tọa trên đài sen, Quan Thế Âm Bồ Tát, các vị La Hán…

Tình Lê

Bài tiếp: Hương án chùa Khám Lạng - bảo vật quốc gia