- Trong vòng 2 tháng qua, tại huyện Đô Lương và thị xã Cửa Lò (Nghệ An),
người dân đi làm đồng liên tiếp phát hiện những đồ gốm men quý từ thời
Lý _ Trần.
TIN BÀI KHÁC
Ngày 25/12, trao đổi với PV VietNamNet, đại diện UBND xã Trù Sơn (Đô Lương, Nghệ An) cho biết, tháng 12 vừa qua, một người dân trong xã trong lúc đi chăn trâu đã vô tình nhặt được những cổ vật quý.
Người đàn ông may mắn này là ông Nguyễn Tất Thắng (xóm 9, Trù Sơn, Đô Lương) trong lúc đi chăn trâu tại bãi Thanh Cương, ông xuống đập Bàu Đá để rửa chân thì thoáng nhìn thấy một số đồ vật được làm bằng sứ. Ngạc nhiên, ông xuống xem thì thấy có tất cả 5 bát sứ men lam rạn, 4 đĩa gốm men lam xám, 2 cái thẩu gốm sâu lòng và một cái âu gốm.
Số đồ gốm này được cho là vừa phát lộ do quá trình mưa to, nước chảy mạnh làm xói mòn đất đá. Qua xác minh ban đầu, số đồ gốm sứ trên là gốm Chu Đậu có niên đại từ cuối thời Trần đầu thời Lê, khoảng từ thế kỷ XIV – XVII.
Đây là những đồ gốm cổ được liệt vào hàng quý, hiếm. Các loại bát đĩa, thẩu và âu đều được làm bằng sứ màu trắng, màu lam và màu lam xám, có nhiều kích cỡ khác nhau với đường kính cái lớn nhất lên tới 30 cm và cái nhỏ nhất có đường kính 12,5 cm. Đặc biệt, trên thân bát có một số văn hoa lạ được chạm trổ khéo léo.
Hiện phòng Văn hóa thông tin huyện Đô Lương đang cất giữ và bảo quản số hiện vật trên để phục vụ công tác nghiên cứu.
Trước đó, một nhóm người dân xã Nghi Hòa (thị xã Cửa Lò) trong lúc đi làm đồng tại bãi trồng ngô của xã cũng đã phát hiện bộ gốm men cổ gồm hơn 20 chiếc bát, đĩa thời Lý - Trần còn khá nguyên vẹn với những nét hoa văn là sen và cúc rất duyên dáng.
Lê Ngọc
TIN BÀI KHÁC
Ngày 25/12, trao đổi với PV VietNamNet, đại diện UBND xã Trù Sơn (Đô Lương, Nghệ An) cho biết, tháng 12 vừa qua, một người dân trong xã trong lúc đi chăn trâu đã vô tình nhặt được những cổ vật quý.
Một sản phẩm gốm thời Lý - Trần (Nguồn: yahoo) |
Người đàn ông may mắn này là ông Nguyễn Tất Thắng (xóm 9, Trù Sơn, Đô Lương) trong lúc đi chăn trâu tại bãi Thanh Cương, ông xuống đập Bàu Đá để rửa chân thì thoáng nhìn thấy một số đồ vật được làm bằng sứ. Ngạc nhiên, ông xuống xem thì thấy có tất cả 5 bát sứ men lam rạn, 4 đĩa gốm men lam xám, 2 cái thẩu gốm sâu lòng và một cái âu gốm.
Số đồ gốm này được cho là vừa phát lộ do quá trình mưa to, nước chảy mạnh làm xói mòn đất đá. Qua xác minh ban đầu, số đồ gốm sứ trên là gốm Chu Đậu có niên đại từ cuối thời Trần đầu thời Lê, khoảng từ thế kỷ XIV – XVII.
Đây là những đồ gốm cổ được liệt vào hàng quý, hiếm. Các loại bát đĩa, thẩu và âu đều được làm bằng sứ màu trắng, màu lam và màu lam xám, có nhiều kích cỡ khác nhau với đường kính cái lớn nhất lên tới 30 cm và cái nhỏ nhất có đường kính 12,5 cm. Đặc biệt, trên thân bát có một số văn hoa lạ được chạm trổ khéo léo.
Hiện phòng Văn hóa thông tin huyện Đô Lương đang cất giữ và bảo quản số hiện vật trên để phục vụ công tác nghiên cứu.
Trước đó, một nhóm người dân xã Nghi Hòa (thị xã Cửa Lò) trong lúc đi làm đồng tại bãi trồng ngô của xã cũng đã phát hiện bộ gốm men cổ gồm hơn 20 chiếc bát, đĩa thời Lý - Trần còn khá nguyên vẹn với những nét hoa văn là sen và cúc rất duyên dáng.
Lê Ngọc