"Hòa giải là hành động hàn gắn, mang những phái đối lập lại với nhau. Để hòa giải thực sự được diễn ra, cả hai phía phải sẵn sàng hợp tác và nhượng bộ, mặc dù trong một số trường hợp một bên đã đàn áp bên kia. Chỉ khi mỗi bên sẵn sàng bước tới với cái ôm hôn cho bên kia, hòa giải thực sự xảy ra.”- GS Thomas Patterson – Chủ tịch giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải nhấn mạnh.

LTS: Giáo sư Thomas Patterson chính thức là Chủ tịch Giải thưởng Trần Nhân Tông về Hòa giải. Hội nghị này sẽ được tổ chức tại trường Đại học Harvard - Hoa Kì vào ngày 22/09 tới. Ông hiện đang là Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard. Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện ngắn với ông để hiểu rõ thêm về giải thưởng mang tầm vóc quốc tế này

>>Đưa giá trị, tư tưởng của Phật hoàng Trần Nhân Tông ra thế giới

>>Ra mắt giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải

Thưa Giáo sư, ti sao Vin Trn Nhân Tông li t chc trao Gii thưởng Trn Nhân Tông v Hòa gii?

Hòa giải, ngay cả với cựu thù, là con đường để đạt được hòa bình vĩnh cửu và sự hòa hợp, cho nội tại  mỗi cá nhân và trong quan hệ giữa con người với nhau. Cuộc đời Trần Nhân Tông có sự thu nhỏ của sự hòa giải, và điều này phù hợp với giải thưởng mang tên ông.

- Có rất nhiều giải thưởng khác nhau. Vậy điều gì đặc biệt khiến giải thưởng Trần Nhân Tông trở nên độc đáo?

Có hai nhân tố khiến giải thưởng Trần Nhân Tông độc đáo, Một là nó trao cho 2 cá nhân, những người làm việc cùng nhau ở hai phía đối lập, đã giúp giảm sự khác biệt giữa hai bên.

Hòa giải là hành động hàn gắn, mang những phái đối lập lại với nhau. Để hòa giải thực sự được diễn ra, cả hai phía phải sẵn sàng hợp tác và nhượng bộ, mặc dù trong một số trường hợp một bên đã đàn áp bên kia. Chỉ khi mỗi bên sẵn sàng bước tới với cái ôm hôn cho bên kia, hòa giải thực sự xảy ra.

Yếu tố độc đáo thứ hai chính là bản thân Trần Nhân Tông. Ông có một cuộc đời thực sự anh hùng và đạo đức. Trong toàn bộ lịch sử nhân loại, chỉ có một vài lãnh đạo đã từ bỏ quyền lực và giàu sang để mang lại một ví dụ về sự giản dị và đạo đức cho thế hệ sau.


GS Thomas Patterson

 

- Hội thảo Quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải có gì đặc biệt, thưa Giáo sư?

Hội thảo quốc tế này có chủ đề là Hòa giải. Chúng tôi sẽ tổ chức nhiều phiên, và mỗi phiên sẽ bàn một khía cạnh của quá trình hòa giải. Ví dụ, chúng tôi sẽ có một phiên thảo luận về vai trò của truyền thông trong quá trình hòa giải. Hội thảo sẽ là cơ hội để những người muốn thúc đẩy quá trình hòa giải chia sẻ ý tưởng về cách thức tốt nhất để hiện thực hóa mong ước ấy.

- Là mt giáo sư M được đánh giá cao ti Harvard, điu gì khiến ông quyết định tr thành Ch tch Vn Trn Nhân Tông và tham gia vào hi tho và gii thưởng Trn Nhân Tông ti Harvard?

Khi được mời giữ vai trò lãnh đạo tại Viện Trần Nhân Tông, tôi đã chấp nhận với tất cả sự nhún nhường. Nhiều năm trước, tôi là một người lính Mỹ tới Việt Nam và tôi đã đem lòng yêu đất nước, con người và lịch sử của các bạn. Đó là thời điểm lần đầu tiên tôi nhận biết về Trần Nhân Tông, vị Vua đã hoàn thành được điều mà nhiều người không làm được: chiến thắng quân Mông Cổ. Tuy nhiên, mãi đến năm 2010 tôi mới có được một sự hiểu biết đầy đủ về tầm vóc của ông khi tôi tới Việt Nam cùng vợ và có cơ hội thăm Yên Tử ở Quảng Ninh. Đó là nơi tôi bắt đầu ngưỡng mộ sự hy sinh không chút vị kỉ của ông đối với đất nước. Đó là sự vô tư không vị kỉ, sự khiêm tốn mà chúng ta tìm thấy ở cuộc đời Hồ Chí Minh hay George Washington.

Các vị ấy có thể có quyền lực và sự giàu có trên toàn thế giới, nhưng mỗi người hiểu sự lớn lao không phải nằm ở việc tài sản hay quyền lực mà ở việc tạo nên hình mẫu cho người khác noi theo. Tôi rất vinh dự khi được đóng góp một phần nhỏ trong việc thúc đẩy di sản Trần Nhân Tông để lại, thu hút sự quan tâm của mọi người, ở Việt Nam và nơi khác.

Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này

Giáo sư Thomas E. Patterson hiện là Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm Shorenstein thuộc Đại học Harvard. Trung tâm Shorenstein được đánh giá là Trung tâm nghiên cứu Báo chí, Chính trị và Chính sách công uy tín trên thế giới, nơi thu hút được nhiều nhà lãnh đạo truyền thông, nhà báo nổi tiếng thế giới về đây nghiên cứu. Trung tâm Shorenstein cũng là nơi tổ chức các giải thưởng báo chí lớn như Goldsmith và các hội nghị Theodore H. White nổi tiếng thế giới về Báo chí và Chính trị.

Là Giám đốc Nghiên cứu Trung tâm Shorenstein, Thomas E. Patterson có nhiều mối quan hệ với các chính khách Hoa Kỳ như Bill Clinton, các nghị sỹ quốc hội, và lãnh đạo của các tập đoàn truyền thông lớn.

GS Tom còn là giáo sư lừng danh tại Trường Quản lý nhà nước Kennedy, thuộc đại học Harvard.

Chi tiết về giải thưởng quốc tế Trần Nhân Tông về Hòa giải tại website: trannhantongprize.org

Lan Anh