"Cục di sản lên tiếng đi, lập chương trình quốc gia để chứng minh giá trị văn hóa đi, trên cơ sở đó đưa ra đề xuất khoanh vùng các điểm cần bảo tồn, bảo vệ đi. Chứ như hiện nay, hoàn toàn thụ động, cách làm ăn xổi".

Các tin liên quan

Cố gắng cứu di chỉ thiêng thuộc Đàn Xã Tắc về bảo tàng

{keywords} 

 Liên quan tới dự án xây dựng đường Vành đai 1 Hà Nội qua vị trí Đàn Xã Tắc (Đống Đa, Hà Nội), chiều 16/4, trao đổi tại Hội nghị giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Hoàng Long - Phó trưởng Ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội đã có trao đổi thẳng thắn về vấn đề này.

PV: - Dự án cầu vượt nút giao thông ngã 5 Ô Chợ Dừa đang được ban QLDATĐ trình thành phố chờ phê duyệt. Theo khẳng định của Ban QLDATĐ dự án không ảnh hưởng đến đàn Xã Tắc, tuy nhiên các nhà khoa học lại cho rằng nếu xây cầu nghĩa là sẽ xâm hại trực tiếp đến di tích và phá hủy hoàn toàn khu vực di tích dưới lòng đất. Quan điểm của thành phố như thế nào? Thành phố sẽ xử lý việc này ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Hoàng Long: - Dự án cầu vượt ngã 5 Ô Chợ Dừa cũng như các dự án khác, thành phố luôn có sự quan tâm đặc biệt chứ không riêng gì với dự án đàn Xã Tắc. Với dự án này, thành phố cũng như các bên liên quan đã phải chịu một sức ép rất lớn giữa một bên là bảo tồn di tích văn hóa với một bên là phát triển đô thị.

Vấn đề này cần phải được đặt lên và có sự cân đong đo đếm. Nhưng quan điểm chung của thành phố là phải bảo tồn những giá trị lịch sử, những giá trị lịch sử của cha ông cần phải được bảo tồn, trân trọng đó là quan điểm rõ ràng. Nên, mọi vấn đề về phát triển đô thị phải có sự nghiên cứu, tính toán cho hài hòa.

Theo tôi được biết Bộ văn hóa cũng đã có một công văn trao đổi với Hà Nội, Hà Nội cũng tiến hành trên quan điểm hết sức thận trọng. Lắng nghe tất cả các luồng ý kiến, có sự tính toán kỹ chứ không phải bỏ qua các ý kiến góp ý của các nhà khoa học.

Có điều, khi cùng một lúc phải đưa ra quyết định giữa hai vấn đề bảo tồn và quy hoạch phát triển đô thị thì phải xem xét, lựa chọn rất kỹ.

PV:- Được biết, dự án mới đang trong quá trình thẩm định, chờ phê duyệt, chưa có kết luận cuối cùng. Nhưng trên thực tế, công tác giải phóng mặt bằng đã được thực hiện rất rốt ráo. Có phải, bất luận đúng sai thì bên chủ đầu tư vẫn thi công dự án này, thưa ông?


Ông Nguyễn Hoàng Long: - Có thể nói con đường vành đai 1 dứt khoát không thể không có. Một đô thị phát triển phải có đường vành đai. Tại Trung Quốc hiện có đến 60 con đường vành đai khép kín, nên giao thông của họ rất thoáng.

Vành đai 1 nằm trong phạm trù quy hoạch rất quan trọng, chính vì vậy thành phố đã giao cho Ban QLDATTĐ của thành phố tìm mọi cách để làm thông được vành đai 1, giải quyết các nút tắc cho giao thông đô thị.

Quan điểm của thành phố là bảo tồn tất cả giá trị văn hóa truyền thống. Nhưng nếu có phải hi sinh một chút gì đấy của cha ông để cho con cháu sau này, để tiếp tục phát triển cũng giống như di tích Hoàng Thành thì cũng phải làm.

Tuy nhiên, chúng ta lại có những giải pháp để bảo tồn, có hiện vật, có video, có hình ảnh, có tuyên truyền để thế hệ tương lai hiểu rõ về lịch sử, trân trọng quá khứ.

PV:- Các nhà khoa học cho rằng, khi chưa thể xác định chính xác toàn bộ khu di tích đàn Xã Tắc thì nên khoanh vùng lại làm công viên Xã Tắc chờ khi có điều kiện sẽ tiến hành khai quật, nghiên cứu tiếp. Còn nếu xây cầu nghĩa là đã phá hủy hoàn toàn di tích, ông nghĩ sao trước ý kiến này?


Ông Nguyễn Hoàng Long: - Dự án đàn Xã Tắc là sự phối hợp giữa thành phố với trung ương. Nên làm cầu hay làm đường hiện vẫn là ý kiến của các nhà khoa học. Thành phố khi đưa ra quyết định phải xem xét rất kỹ. Dự án vẫn trong quá trình nghiên cứu, thẩm định.

PV:- Gần như đã thành lệ, ở ta cứ xây dựng phát hiện khảo cổ mới khoanh vùng nghiên cứu. Đối với di tích khảo cổ khi "đụng" rồi mới nghiên cứu thì sự mất mát là rất lớn. Trong khi, đã 'đụng đến' 1 lần rồi, giờ lại định 'đụng' thêm một lần nữa hoành tráng hơn, thì hệ quả sẽ là gì, thưa ông?

Ông Nguyễn Hoàng Long: - Từ xưa đến nay chúng ta vẫn làm theo cách thụ động đó. Bây giờ phải hỏi lại các nhà khảo cổ tại sao không phát hiện trước rồi kiến nghị lên thành phố để đưa ra chủ chương bảo vệ đi?

Như di tích Hoàng Thành cũng là bị động, đào ra rồi mới biết, kiến nghị mới bảo tồn. Đường Hoàng Hoa Thám cũng vậy, nghĩa là đào thấy rồi mới tiến hành khảo cổ.

Nghĩa là các cơ quan sở, ngành chuyên môn, cụ thể như Cục di sản - Bộ Văn hóa có chủ động chấm ra được trên HN có bao nhiêu điểm cần phải bảo tồn và bảo vệ không?

Cục di sản lên tiếng đi, lập chương trình quốc gia để chứng minh giá trị văn hóa đi, trên cơ sở đó đưa ra đề xuất khoanh vùng các điểm cần bảo tồn, bảo vệ đi. Chứ như hiện nay, hoàn toàn thụ động, cách làm ăn xổi thì rất khó.

Theo ĐVO